Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

NGHE LẠI MỘT NHẠC PHẨM BẤT HỦ



Chào Năm Mới 2015


Spinning brass Happy New Year sign
  

XIN GỞI ĐẾN CÁC BẠN LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI 
VẠN SỰ NHƯ Ý - AN KHANG THỊNH VƯỢNG

Đêm nay, chúng ta giã biệt năm 2014... 
Mời Các Bạn nghe khúc nhạc giao thừa AuldLang Syne/ Ce N'est qu'un Au-revoir...


...và xem lại tóm lược phim Waterloo Bridge/La Valse Dans L'Ombre với bài hát Auld Lang Syne làm nhạc nền cho toàn bộ cuốn phim


Những tài liệu này sưu tầm từ các websites, xin chia sẻ, coi như lời giã biệt năm 2014 và đón mừng năm 2015, thay lời chúc mọi sự lành trong năm mới


Giai Thoại Về Khúc Nhạc Giao Thừa AULD LANG SYNE

Rất nhiều nơi trên thế giới, vào nửa đêm giao thừa dương lịch, nhiều người thường thức khuya để xem TV Chương Trình đón năm mới, chủ đích là xem cảnh người người tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát Auld Lang Syne.
Rất nhiều người Việt Nam thắc mắc chung quanh bài hát này vì họ quen nghe điệu hát quen thuộc nầy qua bài hát Tạm Biệt hay Ce n'est qu'un au-revoir! mỗi khi chia tay, bãi trường, hay tan lửa trại Hướng Đạo, họp mặt... Điệu hát này trẻ nít Việt Nam nhại ý đổi lời là: "Ò e, con ma đánh đu, Tạc zăng nhảy dù Zôrrô bắn súng! chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi".

Điều rất lạ thứ nhất là, dù là thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Tô Cách Lan, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay, điều này thật lạ lẫm. Kỳ thực, bài này gốc gác từ xứ Tô Cách Lan nhưng lại mang rất nhiều cái lạ. Chữ Auld Lang Syne nếu dịch ra tiếng Anh là Times Gone By nghĩa là nói theo tiếng Việt là "Cái thủa năm xửa năm xưa", mà nói theo giọng Nam kỳ xứ Việt là "Hồi Nẵm".

Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau.

Và cái lạ thứ ba là, nguyên thủy của bài hát là dùng để ''mừng đón'' một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi ''tiễn đưa'' một điều luyến tiếc.
Bài Auld Lang Syne ban đầu là do thi sĩ trứ danh của xứ Tô Cách Lan tên là Robert Burnschuyển ký và in ra dựa vào một bài du ca dân dã của xứ này. Robert Burns đưa ra một bản chép của bài ca nguyên thủy đến Viện Bảo Tàng Anh với câu ghi chú: "Bài hát sau đây, một bài hát rất cổ, cổ nhất trong những bài xưa cổ và chưa bao giờ được in ra và ngay dù xuất hiện dưới dạng bản thảo cho đến lúc tôi ghi ra từ tiếng hát một cụ già, điều này đã đủ khiến cho người ta tin cậy"Nhưng điệu ca mà ông Burns chuyển ký ra không phải là điệu hát ngày nay.
Auld Lang Syne dịch theo từng chữ Tô Cách Lan ra Anh ngữ là Old Long Since, được Robert Burns dịch là Times Gone By. Nói theo tiếng Việt, nghĩ rằng, thích hợp hơn cả nên dịch là ''Năm xưa, năm xửa, năm xưa''.
Đại ý của bài Ca Dao Tô Cách Lan này là hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu rượu, nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xưa năm xửa như: Nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối...Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì họ lại cùng nâng ly nốc cạn. Uống cho đến say thì thôi.
  
Lời ca Việt tếu Ò e con ma đánh đu đúng âm điệu nguyên thủy vì người Tô Cách Lan đã dùng cây kèn bagpipe để thổi.
Theo phong tục cổ truyền của xứ Tô Cách Lan, người dân đã hát bài này vào dịp Giao Thừa Năm Mới hay Hogmanay.
Người phổ biến bài này bằng cách chơi nó vào dịp Giao Thừa Tết Dương Lịch trong những buổi phát thanh thường niên kể từ năm 1929 là nhạc trưởng Guy Lombardo.
Bài Auld Lang Syne rõ ràng tỏ sự vui mừng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, nâng ly nhắc lại chuyện xưa. Áp dụng vào tiệc rượu Tất Niên Giao Thừa thì rất đúng, vì đây là dịp sum họp bè bạn. Nhưng khi nó lan truyền ra các xứ khác, thì nó được hát với cách áp dụng rất khác nhau.

* Ở Đài Loan, bài này hát vào dịp sinh viên tốt nghiệp và đám tang, tượng trưng cho sự chấm dứt hay vĩnh biệt.
*  Nhật, vài siêu thị, cửa hàng, chơi bản này để nhắc nhở khách hàng giờ đóng cửa.
*  Anh Quốc, bài này cử vào lúc bế mạc của Đại Hội thường niên về Mậu Dịch.
 Hàn Quốc, trước khi có bài Quốc Thiều Aegukga (Ái Quốc Ca) hiện nay, thì họ dùng điệu này làm Quốc Thiều với lời tiếng Hàn.
* Trường hợp xứ Maldives cũng giống vậy: Đó là bản Gaumii Salaam nhạc Auld Lang Syne với lời đặt theo thổ ngữ.
 Ấn Độ, trong quân Lực xứ này, khi tiễn toán quân tân binh mới tuyển mộ diễn hành rời khán đài, thì bài này cử lên và toán lính phải đi thật chậm.
 * Dân Việt Nam còn nhớ bài Auld Lang Syne cũng được vào phim ảnh như là nhạc chủ đề như cuốn phim La Valse dans l'Ombre / Điệu Luân vũ trong Bóng mờ với  Robert Taylor và  Vivien Leigh. 
  
Mời xem lại vài đoạn trong phim, với hình ảnh Vivien Leigh và Robert Taylor , nhớ lại một thời ở Saigon bao nhiêu lần đến Rạp Lê Lợi coi đi coi lại phim này...

Mời nghe bản Valser Dans L'Ombre ("Farewell Waltz") rất xưa, trên đĩa 45 vòng, do ca sĩ Marie José hát tiếng Pháp, năm 1945, trong link này:


Bài Auld Lang Syne đúng là một điệu hát rất hay, rất lạ và cực kỳ thân quen với hầu như tất cả mọi người, trong mọi trường hợp, dùng sao cũng thích hợp : đón mừng và buồn tiễn nhau đi. Đây là bài nhạc trứ danh mang giá trị vượt thời gian và không gian, mỗi lần nghe lại là mỗi lần nhớ một thời... và cái hay của bản nhạc với lời ca xa xưa nhưng có thể mấy ai thấu hiểu sự kỳ bí hấp dẫn về nó cả như câu nói của người Anh: ''the song that nobody knows''.

Mời đọc thêm trên Wiki :


(sưu tầm từ internet)

CÁCH THẮT CÀ VẠT CHỈ KHOẢNG 10 GIÂY

Gần Tết rồi! Tết là dịp long trọng nên nhiều người, trong đó có anh em chúng ta, thường mặc đồ vest. Mà đã mặc vest thì không thể thiếu cà vạt. Nhiều người lúng túng vì không biết cách thắt cà vạt sao cho đẹp và nhanh. Mời xem video hướng dẫn cách thắt cà vạt trên đây, rất nhanh, dễ dàng lại đẹp nữa (đã đăng một lần lâu rồi nay đăng lại để các bạn khỏi mất công tìm). Các bạn nhấn vào giữa hình để mở xem, ai chưa quen thắt hãy làm đi làm lại nhiều lần cho thành thục nhé. Chúc vui vẻ hạnh phúc!

https://www.youtube.com/watch?v=eLqaIwiWEKE



Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

MẸO VẶT GIÚP CUỘC SỐNG ĐƠN GIẢN HƠN

Công nghệ hiện đại phần nào đã giúp cuộc sống của chúng ta trở nên đơn giản và thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng các thiết bị công nghệ, có rất nhiều những mẹo vặt đơn giản nhưng vô cùng sáng tạo, góp phần không nhỏ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề thông thường vẫn gặp một cách dễ dàng.
           1. Sử dụng kẹp quần áo để giữ miệng gói khoai tây


  
2. Sử dụng móc chìa khóa để giữ khóa kéo

3. Nếu bạn muốn cho hai chiếc bát lớn vào lò vi sóng

4. Tận dụng chiếc nôi cũ thành bàn học

5. Sử dụng ống nhựa và máy thổi lá để làm sạch mái nhà mà không cần dùng đến thang

6. Cách đơn giản để làm một chiếc bánh kem

7. Thông tắc cống bằng hóa chất đơn giản

Chỉ cần đổ một ít banking soda (bột nổi làm bánh) và một ít dấm vào ống cống đang bị tắc. Ngay lập tức phản ứng hóa học xảy ra tạo ra các bọt khí làm thông tắc đường ống một cách nhanh chóng.
8. Sử dụng trà túi lọc để hút mùi khó chịu trong giầy

9. Tránh bị người khác lấy trộm bút

  
Bằng cách thay ruột bút bi xanh của bạn vào một chiếc vỏ bút màu đỏ, bạn sẽ không sợ bị người khác tiện tay lấy mất vì chả có ai lấy một chiếc bút đỏ để làm gì cả.
10. Chuyển qua chế độ máy bay giúp sạc nhanh gấp 2 lần

11. Tạo một khoảng trống ở giữa đồ ăn sẽ giúp làm nóng nhanh hơn khi sử dụng lò vi sóng

12. Sử dụng băng dính trong để khắc phục tình trạng camera bị mờ trên điện thoại
           13. Bọc khăn giấy quanh một chai bia và đặt trong tủ lạnh để làm mát chỉ trong 2 phút

14. Sử dụng chiếc cặp quần áo sẽ không còn sợ đóng đinh vào tay nữa


15. Sử dụng dụng cụ mở hộp để mở bao bì nhựa

16. Khuếch đại ánh sáng đơn giản với một chiếc can nhựa

17. Đặt một cốc nước bên cạnh miếng pizza trong lò vi sóng giúp vỏ bánh không bị dai

18. Chà sát quả óc chó lên đồ gỗ bị xước có thể che đi vết xước

19. Dùng dao cạo râu cạo lên bề mặt quần jean có thể làm chiếc quần trông như mới và tăng tuổi thọ

20. Cách đơn giản để miếng thịt vừa với bánh kẹp sandwich

21. Làm chiếc áo hết nhăn trong nháy mắt

  
Chỉ cần cho chiếc áo vào máy sấy khô cùng với một vài viên đá lạnh trong  5 phút. 

22. Cách cắt đôi cà chua anh đào tất cả cùng một lúc, có thể áp dụng cho nhiều loại quả nhỏ khác

23. Gác chiếc đũa ngang nồi sẽ giúp nước không bị trào ra
 
24. Thêm vào một muỗng baking soda khi luộc trứng sẽ giúp vỏ dễ bóc hơn rất nhiều

25. Có một cách đơn giản hơn để bóc trứng, đó là bóc một lỗ nhỏ ở đầu và một lỗ lớn ở đầu còn lại. Sau đó chỉ cần thổi mạnh vào đầu có lỗ nhỏ
Nếu bạn không có baking soda, sau đó bóc đi một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng luộc và một lớn ở phía dưới.  Cuối cùng, đặt lỗ nhỏ gần miệng và thổi của bạn.

26. Xếp quần áo theo chiều dọc sẽ giúp tiết kiệm diện tích trong tủ đồ của bạn

27. Sạc điện thoại khi không còn ổ cắm
Khi đi du lịch hoặc trong phòng không còn ổ cắm, thì cổng kết nối USB phía sau TV cũng có thể giúp bạn sạc điện thoại của mình.

28. Mẹo gấp áo trong tích tắc
Gấp áo sơ mi không phải là một công việc tẻ nhạt.

29. Rút xương cánh gà đơn giản chỉ bằng cách xoay và kéo nó ra
Kéo xương ra khỏi một cánh gà làm cho nó dễ dàng hơn để ăn.  Chỉ cần xoay xương và kéo.

30. Lấy lòng đỏ trứng bằng chiếc chai nhựa

Bóp nhẹ chiếc chai nhựa và đưa nó đến gần lòng đỏ trứng trong bát, sau đó bạn chỉ cần khéo léo thả tay ra để áp suất bên trong chai kéo lòng đỏ vào bên trong. 
31. Tiết kiệm không gian khi chuẩn bị quần áo đi du lịch

32. Tự làm một chiếc loa ngoài đơn giản cho iPhone

33. Mẹo nhỏ sử dụng pin AAA khi cắm vào khe pin tiểu AA 
Sử dụng các lá thiếc để lấp khoảng trống. Loại lá thiếc này có thể tìm thấy trong các giấy bọc kẹo cao su hay vỏ bao thuốc lá là cái mà chúng ta vẫn quen gọi là giấy bạc.

34. Bẻ phía cuối của quả chuối giúp bóc vỏ dễ dàng hơn
Véo vào cuối của một quả chuối là một cách dễ dàng hơn để mở nó.

35. Chơi game mà không sợ quảng cáo
Chuyển sang chế độ máy bay và bạn có thể thoải mái chơi game mà không sợ các quảng cáo trong game làm phiền.
--