Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

CHÀO NĂM MỚI 2013

CẦU VỪA ĐỦ XÀI SUNG

CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2013



                 CHÀO NĂM MỚI ĐÃ ĐẾN RỒI
                 MỪNG ANH, MỪNG CHỊ, NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN
                 NĂM NAY SỨC KHỎE TĂNG DẦN
                 MỚI LUÔN HẾT NHỮNG THỨ CẦN PHẢI LO

                 HAI TAY XÂY DỰNG CƠ ĐỒ
                 KHÔNG CHỜ AI ĐÓ GIÚP CHO RIÊNG MÌNH
                 MƯỜI PHÂN VẸN NGHĨA ÂN TÌNH
                 BA MƯƠI NĂM NỮA HÀNH TRÌNH MỚI… PHANH!


                                                     Trần Ngộ - Đà Nẵng
                                                     31.12.2012

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ DA



1/ Cách giữ gìn vật dụng bằng da

- Điều đầu tiên cần phải lưu ý là đừng bao giờ để những vật dụng bằng da sát nền nhà, mặc dù nền nhà có lát gạch hay tráng xi măng. Hơi đất sẽ làm cho da chóng hư và nhất là vào mùa mưa, khí ẩm sẽ làm cho da mốc meo.

- Không nên dùng đồ da khi trời ẩm ướt, trời mưa, hoặc khi có quá nhiều mồ hôi. Những chất này sẽ làm da nhanh bị cứng. Nếu da bị ẩm ướt, thì không nên dùng máy sấy để sấy vì sẽ khiến da dễ bị khô, nứt, nên để da khô tự nhiên ở nơi thoáng gió. Mỗi mùa, đồ da nên được làm mềm vài lần, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nắng, ẩm. Khi dùng chất đánh bóng, cần chú ý màu xi phải phù hợp với màu sản phẩm, và cẩn thận kẻo chúng có thể làm hỏng màu da tự nhiên.

2/ Cách đánh bóng vật dụng bằng da

- Dùng một miếng nỉ mềm có tẩm sữa tươi chà mạnh lên mặt da, nhớ chà mạnh tay và chà thật đều theo lối xoay tròn. Sau đó, lấy vải khô lau sạch, các vật dụng sẽ mới và bóng ngay.

 3/ Khi tẩy da

 - Khi tẩy, nên bắt đầu bằng một mảng nhỏ, ở chỗ khó thấy để thử nghiệm. Sau vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì hãy tiếp tục. Nên dùng vải ẩm hoặc bàn chải nhỏ. Nếu da bị mốc, hòa cồn với nước, dùng miếng vải nhúng vào dung dịch này rồi tẩy. Nếu vết mốc quá “cứng đầu”, bạn có thể dùng xà phòng bánh và nước, sau đó dùng khăn nhúng nước để tẩy đi phần xà phòng còn bám trên da, sau đó để da tự khô.

4/ Cất giữ lâu ngày

- Một món đồ da, khi cất giữ lâu ngày không dùng đến, nên cất ở nơi khô, thoáng, mát. Không để đồ da vào túi, hộp quá kín. Nơi cất đồ da bạn nên để thêm một ít hạt hút ẩm.

5/ Cách giữ đồ da không khô cứng

- Đồ da bị nước mưa thấm, thường khô cứng lại, nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên giày. Xong, đánh bóng lại bằng xi, đồ da sẽ hết khô cứng.

6/ Cách làm mất vết mốc trên da

- Nếu đồ dùng bằng da bị mốc, có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch tẩm dầu thông mà chùi đi.

7/ Cách làm mất vết mỡ trên da

- Đầu tiên, dùng bông gòn tẩm Benzine chùi lên vết dầu mỡ. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da.

8/ Bảo quản túi xách

- Cứ khoảng 1-2 lần mỗi năm, hãy làm mới túi da bằng xi đánh giày không màu.

- Để sửa chữa, đừng mang đến hàng sửa giày hay giặt khô, có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa túi chuyên nghiệp.

- Đừng cất túi da trong túi ny-lông, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. Nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào túi để giữ hình dáng. Đặt túi trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối và để dựng đứng.

- Khi cất túi da lâu ngày, nên nhồi giấy báo vào bên trong, vừa có tác dụng hút ẩm vừa giữ nguyên hình dáng giúp chúng không bị gãy, nứt bề mặt.

Gia Hân (tổng hợp)

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

VIẾNG ĐÁM TANG MẸ CỦA BẠN NGUYỄN BÔNG

Được tin báo từ bạn Nguyễn Văn Nguyên chiều 18/12/2012: thân mẫu của  bạn Nguyễn Bông (hiện nay là Nguyễn Hường) là Cụ Bà TRẦN THỊ TIẾT đã từ trần tại nhà riêng ở Câu Lâu, Duy Xuyên lúc 4 giờ sáng ngày 18/12/2012 nhằm ngày mùng 6 tháng Mười năm Nhâm Thìn, hưởng thọ 88 tuổi.

Sáng 19 tháng 12 năm 2012, đại diện các bạn ở Đà Nẵng đã vào Duy Xuyên để viếng linh cửu thân mẫu bạn Nguyễn Bông. Đoàn gồm có anh Mai Rạng, Trần Ngộ, Đặng Thưởng, Đoàn Văn Trinh và Huỳnh Bốn (ở Hội An lên). Các anh em khác cũng đã nhận được thông báo, tuy nhiên vì bận công việc nên không đi viếng được.

Anh Mai Rạng thay mặt toàn thể anh em chia buồn cùng bạn Bông và tang quyến. Bạn Bông thay mặt gia đình có lời cảm tạ chung toàn thể anh em...

Dưới đây là một số hình ảnh chụp tại đám tang

 Di ảnh Thân mẫu của bạn Bông

Lễ vật viếng gồm Liễn, Hương, đèn ly và bỏ bì 200.000 đồng

 Nguyễn Bông (phải) bên bàn linh Thân mẫu

Bạn Nguyễn Bông (nay có tên là Nguyễn Hường)

 Nguyễn Bông (bên phải) tiếp các bạn sau lễ viếng

 Vợ bạn Bông (giữa anh Mai Rạng và bạn Huỳnh Bốn)




Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

MỚM "NHŨ HOA" CHO THẦN TÀI


CỔ TỤC Ở HỘI AN 

(xin lưu ý Cổ tục chứ không phải Hủ tục nhé... )


Phong tục cho thần tài 'hưởng' nhũ hoa nữ nhân viên

Tín ngưỡng kỳ lạ này đã được những tiểu thương ở thành phố sầm uất đất Quảng Nam lưu truyền tới vài trăm năm nay. Cho thần tài “hưởng” nhũ hoa phụ nữ để cầu may bán đắt. Cư dân khu vực đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) trong quá trình hình thành và phát triển có nhiều phong tục độc đáo, riêng biệt và tạo nên dấu ấn đặc sắc so với những mảnh đất khác. Đặc biệt, những người buôn bán ở đây có rất nhiều “mẹo” và tín ngưỡng mang tính tâm linh cao.

Thế nhưng, có lẽ độc đáo nhất là phong tục áp tượng thần tài vào “nhũ hoa” của các nữ nhân viên bán hàng trước mỗi ngày làm việc mới. Trong một lần trò chuyện với Trần Bảo Ngọc, một nữ nhân viên trong cửa hàng quần áo thời trang trên đường Hai Bà Trưng (Hội An), tôi tình cờ nghe và thực sự bất ngờ khi biết sáng nào trước giờ làm việc, cô cũng áp phần mặt của tượng thần tài vốn được để ở bàn thờ nhỏ trong shop vào “nhũ hoa” của mình để cầu may. Tôi bật cười nhưng rồi vội kìm lại khi bắt gặp thái độ không vừa lòng của cô nhân viên. Cuộc trò chuyện càng đi sâu vào chi tiết, cái lệ này càng thu hút và hấp dẫn tôi hơn. Ngọc cho hay, cô cũng không biết cái phong tục kỳ lạ này có từ bao giờ, thế nhưng đa phần ở Hội An, hễ ai mở hàng, thuê nhân viên nữ bán hàng đều dặn dò người làm của mình tuân thủ cái lệ hàng sáng ấy. Đối với những cửa hàng nào có chủ nữ trực tiếp đứng bán thì khỏi cần phải nói. Sáng nào cũng vậy, sau khi hương khói trước và trong cửa hàng, cô chủ cũng cho ông thần tài “hưởng” một chút để bước vào một ngày làm việc mới may mắn và đắt khách. Cũng chẳng ai chứng thực được rằng, nếu không làm cái lệ ấy thì cửa hàng sẽ buôn bán ế ẩm. Thế nhưng, cứ đời này truyền cho đời sau, người buôn bán đi trước truyền lại cho người đi sau, thành ra một cái lệ phổ biến và hầu như ai làm kinh doanh cũng đều thông tỏ và “tín” lắm.


Thường thì buổi sáng, những nhân viên hay nữ quản lý đến cửa hàng phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng trước khi bước vào các công đoạn của phong tục này. Đầu tiên, người thực hiện phải đặt hương xin ngài (tức tượng thần tài) về chứng giám. Sau đó, nhẹ nhàng đưa ngài vào nơi vắng vẻ của shop, cô gái thực hiện cái lệ ấy. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng mỗi cử chỉ của cô gái phải diễn ra theo trình tự chứ không phải muốn gì làm nấy. Đầu tiên, cô nhân viên một tay cầm tượng ngài, quay mặt vào ngực mình, tay kia từ từ cởi cúc áo ra. Khi đã cởi xong áo thì áp mặt ngài vào ngực mình, di chuyển đều từ trái qua phải rồi ngược lại. Ba lần như thế là xong. Mọi việc diễn ra trong vòng chưa đầy 10 phút nhưng là phần quan trọng nhất của mỗi cửa hàng trong một ngày. Chia sẻ với chúng tôi, cô nhân viên Ngọc còn bảo: “Mới đầu vào làm, tụi em cũng không quen với cái phong tục ni nên thường xuyên bị bà chủ la. Nhưng dần dần mọi cái đều trở nên bình thường và tụi em coi như một phần công việc của mình trong ngày… Có thể, nhiều người cho rằng việc này là mê tín nhưng em nghĩ đôi lúc nó cũng tạo động lực để tụi em làm tốt hơn. Bắt đầu một ngày làm việc mới với tâm thế là sẽ gặp nhiều may mắn thì tâm lý cũng thoải mái hơn, công việc vì thế mà cũng hanh thông hơn”, nói rồi, Ngọc cười bẽn lẽn.

Đi tìm những lý giải 

Để tìm hiểu phong tục kỳ lạ có một không hai này, chúng tôi tìm đến nhà cụ Phạm Thị Hương, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Phú (Hội An). Cụ Hương năm nay đã hơn 86 tuổi. Tuổi đã cao, nhưng cụ Hương xem chừng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Cụ kể, trước đây cụ cũng từng buôn bán lớn trong khu phố cổ này nhưng do nhiều biến động của cuộc đời và tuổi tác, sau phải bỏ nghiệp kinh doanh lớn để bôn ba với những chú tò he đất bên bờ sông Hoài. Đến giờ, vợ chồng cô con gái út của cụ cũng làm ăn rất khấm khá với 3 cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hội An. Nghe chúng tôi hỏi về tục lệ đưa tượng thần tài vào ngực nữ nhân viên bán hàng, sau một hồi trầm ngâm suy nghĩ, cụ Hương gật đầu quả quyết: “Đúng là có cái tục đó thiệt chú à. Nhưng có từ thời nào tôi không rõ. Đời bà tui cũng đã có rồi, rồi thì truyền lại cho mẹ tui, rồi đến tui. Có người bảo đây là tục của người Hoa vì trong văn hóa của họ ở Hội An theo tui được biết có những điều tương tự. Có người lại bảo cái tục ni là của người Nhật…. Nhưng cho dù có xuất xứ từ đâu, nó vẫn là một điều thiêng liêng, một nét văn hóa của những người buôn bán ở đây…”.

Cụ Hương còn bảo ngày trước, người ta thuê những cô gái còn trinh tiết đến bán hàng ở những cửa hàng lớn. Bởi theo quan niệm của những thương gia lớn thì thần tài rất “mê” gái (?), đặc biệt là những cô gái còn trinh tiết. Đến nỗi những nhà thuê không được những cô gái còn trinh tiết về làm thì phải nhờ, phải thuê một cô gái khác trong phố hoặc của nhà buôn bên cạnh để, mỗi sáng sang hiệu buôn của mình thực thi công việc cho thần tài “hưởng” nhũ hoa trước khi mở hàng. Không những thế, người được nhờ, được thuê phải hợp mạng, hợp tuổi với gia chủ và rất nhiều tiêu chí khác. “Xưa kia, đây là một tục lệ rất quan trọng và phức tạp của những người buôn bán ở khu vực này. Buôn càng lớn thì càng phải chú ý đến cái tục cho “ngài” hưởng hơi ngực gái mỗi sớm. Bây giờ, nhiều nhà buôn không còn kỳ công đi tìm con gái còn trinh tiết về làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số người giữ đầy đủ các công đoạn khắt khe của cái lệ ấy”, cụ Hương vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa chia sẻ với chúng tôi như thế.

Theo kiến giải của tiến sĩ văn hóa Trần Tấn Vịnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, thì phong tục này có xuất xứ từ văn hóa Mẹ của người Việt trên khắp đất nước này. Từ việc truyền, xưng tụng và thờ cúng những vị thần có pháp danh đầu tiên là “Bà” đến những cây cầu, những ngọn núi, những tên đất, tên làng có tên bắt đầu là “Bà” khác. Đó là một nét văn hóa thuần nhất và xuyên suốt, biểu hiện cho nền văn minh lúa nước, nền văn minh đậm chất Việt. Nó đề cao vai trò của sự sinh sản, sức sống và trọng trách ươm mầm, tạo ra sự sống của người phụ nữ. Giao thoa với các nền văn hóa khác ở Hội An như văn hóa Nhật Bản và Trung Hoa, việc để tượng thần tài vào ngực con gái trước một ngày buôn bán mới phải chăng cũng là một biểu hiện của ước mơ mọi thứ được sinh sôi nảy nở, ăn nên làm ra? Đó là một nét trong tín ngưỡng phồn thực đã kết hợp với việc làm ăn buôn bán của người phố cổ Hội An để tạo ra một nét văn hóa độc đáo ở mảnh đất cổ này.

Trong vẻ đẹp muôn màu của đất và người phố cổ Hội An, có những điều người ta bất ngờ nhưng thật ra có cội nguồn rất gần gũi với truyền thống, văn hóa Việt. Tục đặt tượng thần tài vào ngực con gái bán hàng ở các cửa hàng mỗi sáng sớm là một trong những cái lạ như vậy.

Nhưng chính điều này đã tạo nên sự thú vị riêng, làm ta thấy thêm yêu, thêm muốn khám phá vùng đất cổ kính này. 

Theo Gia Đình & Cuộc Sống

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

VUN GÓP NGHIÃ TÌNH (1)


Cập nhật ngày 20 tháng 12 năm 2012

@  DANH SÁCH ĐÓNG TIỀN THĂM TỨ THÂN PHỤ MẪU    
                         ỐM ĐAU, TỪ TRẦN NĂM 2011
                                                             (Đơn vị tính: ngàn đồng)
Anh Hữu              200        Anh Rạng             200
Anh Chiến            200         Anh Trí               200
Anh Hy                200         Anh Trinh            200
Anh Nguyên         200         Anh Thắng           200
Anh Thưởng         200        Anh Ngộ              200                               
Anh Lý                 100        Anh Liên              200                           
Chị Hoa               120         Anh Sơn              200        
Anh Thanh (điếc)  (chưa có)
* Tiền ủng hộ : Anh Sính (SG) 200 , Anh Cẩn (QTrị)   200

Tổng thu năm 2011:  3.020.000 đ (ba triệu không trăm hai mươi ngàn)
*****
@  CÁC CHI KHOẢN TRONG NĂM 2011

06/3/2011 Mua sửa thăm mẹ vợ anh Rạng             265
16/4/2011 Thăm Hoa ốm nằm BV Sơn Trà            200
30/5/2011 Thăm Minh ốm nằm BV Đa khoa ĐN   200
15/7/2011 Đi viếng anh Phan Kim Thanh      170 lễ vật + 300 (bỏ bì)
17/8/2011 Đi viếng mẹ vợ anh Rạng              170 lễ vật
11/2011    Đi viếng mẹ anh Lê Văn Thanh     170 lễ vật + 100 (bỏ bì)                    

Tổng chi năm 2011 :  1.575.000 đ (một triệu năm trăm bảy mươi lăm ngàn)

Thu trừ Chi : 3.020.000đ – 1.575.000đ = 1.445.000 đ
 Tồn quỹ đến cuối năm 2011:  (một triệu bốn trăm bốn mươi lăm ngàn)
*****
@  Gặp mặt đầu  năm 2012 (1/1/2012) tại nhà bạn Thắng
        ** Đóng góp:
Anh Hữu         100      Anh Rạng            50
Anh Liên         100      Anh Sơn              50
Anh Thanh        50      Anh Bốn (HA)     50                 

Anh Trí            100     Anh Em             100      
Anh Thưởng    100      Anh Ngộ           100                                     
Anh Trinh        100     Anh Thắng         100
Anh Nguyên    100     Anh Hồ                50                     
Anh Hy         100                                                                                

Tổng thu cho họp mặt:          1.250.000 đ
Tiền chi phí cho họp mặt:        900.000 đ
Thu trừ Chi : 1.250.000đ – 900.000 đ =  còn 350.000 đ (nhập vào quỹ năm 2012)
Tiền quỹ đến 1/1/2012  có: 1.445.000 đ + 350.000 đ = 1.795.000 đ 
(một triệu bảy trăm chín mươi lăm ngàn)
*****
@  Anh Rạng đề xuất hôm họp mặt 1/1/2012:
Nên thống nhất mức chi như sau
 - Trích quỹ đi viếng đám tang tứ thân phụ mẫu:    300 (ba trăm)
 - Trích quỹ thăm ốm tứ thân phụ mẫu:                   200 (hai trăm)
 - Trích quỹ thăm anh em ốm nằm bệnh viện:         300 (ba trăm)
 - Anh em có thể đóng góp thêm tùy ý (không bắt buộc).

Toàn thể anh em có mặt đã nhất trí với các mức chi như trên cho năm 2012.
*****
@  DANH SÁCH GÓP TIỀN THĂM TỨ THÂN PHỤ MẪU
                         ỐM ĐAU, TỪ TRẦN NĂM 2012

Anh Thưởng (1/1/12)  200    Anh Bốn (Hội An- 1/1/12)   200
Anh Sơn (1/1/12)        200    Anh Liên (1/1/12)                200
Anh Ngộ (1/1/12)       200     Anh Hữu (1/5/2012)           200            
Anh Rạng (1/5/2012)  200     Anh Thắng (1/3/12)             200
Anh Nguyên (1/3/12)  200     Anh Trí (1/5/2012)              200
Anh Thanh (22/7/12)  100      Anh Em                      (chưa)
Anh Hồ (1/5/2012)    200       Anh Trinh (1/5/2012)          200
Anh Chiến (7/4/12)    200       Anh Hy                       (chưa)
Anh Bông (1/5/2012) 200       Anh Chính (1/5/2012)         200
Anh Lý                    (chưa)     Anh Điểm (Q.Trị - 1/5/12)   200 
Liên hoan họp mặt 1/5/2012 còn dư 260.000 đ (nhập vào quỹ)
Ngày 22/7/2012 anh Điểm (Q.Trị) gửi ủng hộ 500.000 đồng 
  
Tiền thu tính đến ngày 22/7/2012: 4.060.000đ
(Bốn triệu không trăm sáu chục ngàn )
Quỹ tính đến 22/7/2012  có: 1.795.000đ + 4.060.000đ = 5.855.000 đ
(Năm triệu tám trăm năm mươi lăm ngàn)
*****
Gặp mặt ngày 1/5/2012 tại nhà anh MAI RẠNG
     * Đóng góp:                                     ** Chi: 4 thùng bia 440.000
Anh Bông    100   Anh Trinh     200           Nước ngọt          90.000
Anh Bốn      100   Anh Liên      100           Nước đá             20.000
Anh Thưởng 200   Anh Ngộ     200           Tré + thịt nguội  120.000
Anh Hữu      200   Anh Rạng    200           Bánh cuốn+chả  270.000
Anh Nguyên 200   Anh Trí       200            Mực lá              600.000
Anh Thắng   120   Anh Hồ       100            Rau chuối            20.000
Anh Hy        100                                        Hạt dưa              80.000
                                                                  Dưa hấu             30.000
Tổng thu : 2.020.000 đồng                          Giấy lau             20.000
                                                    Thuê 3 bộ bàn ghế + Ly    70.000
Tổng chi : 1.760.000 đồng

Thu trừ chi: 2.020.000 - 1.760.000 = 260.000 đồng (NHẬP QUỸ năm 2012)


Chụp ảnh lưu niệm ngày họp mặt 1/5/2012 tại nhà vợ chồng anh Mai Rạng
@  CÁC KHOẢN CHI TRONG NĂM 2012

2/1/2012 Thăm anh Trinh bị tai nạn nằm BV Đa khoa ĐN         300.000đ
11/2/2012 Chi mua trái cây đám giỗ mẹ anh Liên                       200.000đ
(được sự đồng ý của anh em, vì không đi viếng khi mẹ anh Liên mất)
1/3/2012 Thăm anh Được ốm nằm BV Đa khoa ĐN                  200.000đ
11/4/2012 Thăm mẹ anh Hữu ốm nằm tại nhà anh Hữu               200.000đ
14/4/2012 Thăm anh Chiến ốm nằm BV Lao & Phổi                  300.000đ
28/8/2012 Thăm anh Chiến mỗ u phổi tại BV Đa khoa ĐN        300.000đ
cùng ngày trên thăm chị Tiếp (vọ anh Hữu) ốm tại nhà                 300.000đ
09/9/202 Thăm mẹ vợ anh Nguyễn Bông ốm tại nhà                   300.000đ 
19/9/2012 Đi đám tang vợ anh Hy (lễ vật + bỏ bì 200.000đ)      500.000đ 
16/11/2012 Đi đám tang bố vợ anh Sính (lễ vật + bỏ bì)             300.000đ
19/12/2012 Đi đám tang mẹ bạn Nguyễn Bông (lễ vật +bỏ bì)    400.000đ

Tiền chi tính đến 19/12/2012: 3.300.000đ (Ba triệu ba trăm ngàn đồng)
*****
@ Quỹ tính đến 19/12/2012  còn:  THU trừ CHI:
5.855.000 - 3.300.000  =  2.555.000 đồng
(Hai triệu năm trăm năm mươi lăm ngàn đồng)



Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

GẶP NHAU CUỐI TUẦN (2)

Sáng 1/12/2012 Thắng gọi điện cho tôi nói bạn Huỳnh Bốn (ở Hội An) hẹn 3  giờ chiều nay sẽ ra nhà Thắng chơi, báo các bạn biết để tới gặp Huỳnh Bốn luôn

Khi đến nhà Thắng thấy Thưởng và Hy đã có mặt, Thắng đang đi công chuyện gấp cho khách hàng quen, không thể từ chối

Tôi gọi cho anh Hữu thì ảnh báo là đang bận coi ngó việc sửa nhà bà nội các cháu ở quê, không về được. Hy gọi cho Trinh nhưng bạn ấy bận việc buôn bán nên cũng không đến được, tuy rất tiếc vì đã lâu không gặp Huỳnh Bốn. 

Thưởng gọi cho Bốn để nói khi trên đường ra đây Bốn ghé nhà anh Rạng chở ảnh ra chơi luôn thể. Đâu ngờ Bốn trả lời đang ở Cù lao Chàm, không về kịp! 

Cả nhóm cùng chuẩn bị nhiều thứ để gặp Huỳnh Bốn, rứa mà nghe tin oái ăm   làm sao... 

Thôi thì coi như đây là dịp gặp nhau cuối tuần vậy... 

Chỉ có 4 người, không sao cả, vừa đủ "... tửu tứ" cũng được thôi

Nhóm "tửu tứ"

Thực đơn có tré và thịt nguội Hy mua ở đường Triệu Nữ Vương...

... cùng món hến xào xúc bánh tráng, do Thắng ra tay thực hiện...

... thêm món bắp hột xào (góc trái) ...

... do Thưởng và Hy chuẩn bị


Mời xem video ghi lại 1 phần nhỏ trong cuộc gặp này.




Video ca nhạc Chuyện buồn ngày Xuân




CHÚC CÁC BẠN VÀ CÁC ANH CHỊ VUI VẺ         

THƯ VẦN GỬI BẠN THÂN THƯƠNG...

Bài này tôi viết đã lâu, vào tháng 7 năm 2007. Có in ra giấy đưa các bạn hay gặp nhau lúc đó xem. Nhưng sau đó dể đâu không nhớ.. Bản gốc lưu trên máy tính để bàn trước đây, máy đã hư nên không xem lại được. Tình cờ khi lục tìm trong đống sách báo cũ thì thấy bản in bài này, nên chép lại ở đây. Các bạn đọc cho vui nhé
**********************************************

THƯ VẦN GỬI BẠN THÂN THƯƠNG...


Ảnh lưu niệm Họp mặt 1/5/2012 tại nhà anh Mai Rạng
Hai kỳ họp mặt mỗi năm / anh em gặp lại hỏi thăm, chuyện trò… / có người ở tận chốn xa / Quảng Nam, Hòa Phước vẫn ra kịp thời / có người ở cũng gần thôi / mà sao chẳng được mấy hồi gặp nhau / cả khi thăm bạn ốm đau / lẫn khi hiếu, hỷ có đâu thấy người!
Vẫn hay: cơm áo cuộc đời / có nhiều vướng bận, ít thời gian nên / đôi khi đến hẹn lại quên, / nhưng thường như vậy có nên không nào? / thật ra, vắng bạn chẳng sao / cuộc vui vẫn cứ dạt dào niềm vui. / Tôi thường nghĩ tới nghĩ lui: / hay là bạn ấy chán rồi chúng ta? / gặp nhau phải uống sa đà? / phải có đóng góp để mà vui chung? / hay sợ nói chuyện lung tung, / e rằng “tai vách mạch rừng” nên lo? / để rồi viện dẫn lý do / khách quan, trở ngại… làm cho vắng hoài?


Họp mặt 1.1.2012 tại nhà bạn Ngô Văn Thắng
Tôi e bạn nghĩ hơi sai / như tôi từng có một vài đắn đo: / bia uống chẳng được nên lo / sợ anh em  ép làm cho váng đầu! / Nhưng rồi đều biết ý nhau / không anh nào ép, để sau còn ngồi / nói chuyện dưới đất, trên trời / chọc nhau để có tràng cười cho vui… / ít nhiều cũng đóng góp thôi / bạn nào “kẹt” quá thì dời lần sau / còn ai nói quá tào lao / “cắt phim!” là tiếng của nhiều người can. / Chúng mình đâu phải giàu sang / tập trung ăn nhậu, uống tràn cung mây, / chẳng qua là chỉ lâu ngày / nhiều người không gặp, dịp này tới chơi, / tới là họp mặt vui thôi / gặp nhau thăm hỏi chuyện đời sống riêng, / biết ai vui thú điền viên? / còn ai cơm áo gạo tiền quắt quay? / ai đà nhắm mắt, xuôi tay? / hoặc ai đau ốm, lắt lay xế chiều?... Thôi tôi chẳng dám nói nhiều / chân tình bộc bạch mấy điều như trên / mong rằng bạn chẳng muốn quên / những người bạn cũ còn trên đời này!

Họp mặt đầu năm 2013 tại nhà 2 bạn Hoa - Trinh
(chụp ảnh lưu niệm trước nhà anh Chiến)

Gặp nhau cuối tuần (chiều 4/11/2012)
GẶP NHAU CUỐI TUẦN...

Lâu lâu lại gặp một lần / có khi chợt gặp, có lần hẹn nhau / tháng ngày nhiều lúc qua mau / mới nhậu tuần trước, tuần sau gặp rồi / lai rai nói chuyện… trên trời! / tại nhà một bạn hoặc ngồi quán quen. 
Đậm đà dần thấm hơi men / có người ngũ gật… vài phen giật mình! / Có anh cứ mãi làm thinh / chẳng nghe ai nói – vì mình điếc tai / cứ tì tì uống hết chai / còn khoe: tôi chả từng say bao giờ! / Có anh vốn thích làm thơ / viết ra tại chỗ chẳng chờ đợi lâu! / Có anh ngồi vuốt sợi râu / đến khi “đô” đủ: đường đâu, tôi cần! / Một anh lại thích lấn sân / khi đã thanh toán, giành phần kêu thêm / gặp chiều, ngồi lấn tới đêm / phải uống cho hết phần thêm nữa nè!


Cuối tuần vui vẻ vài ve / gặp nhau quán cóc vĩa hè bình dân / thân tình kết nối tình thân / dẫu cho con tạo xoay vần ra sao / anh em mình vẫn có nhau / cuối tuần lại gặp… xin chào!... cụng ly!
Tôi xin nói nhỏ như ri: / anh em chú ý mỗi khi gặp nhiều / bạn xưa trong những buổi chiều / họp mặt theo lệ như nhiều năm qua / nói giỡn cũng phải đắn đo / xin đừng quá trớn làm cho bạn “sùng” / cụng ly cần nhớ… “kỵ lung” / (là kỵ phát biểu lung tung ấy mà!) / và khi có mặt các bà / chớ nên nói kiểu “đốt nhà” bạn nghe! / Khi chia tay để lên xe / đi chậm rồi cũng kịp về nhà thôi / bởi vì miệng vẫn còn “hơi” / lỡ gây tai nạn đau người, xe hư / đường xa cũng cứ từ từ… / cẩn thận là để loại trừ thương đau! / để còn có những lần sau / chúng ta lại hẹn:… “Gặp nhau cuối tuần!”

Trần Ngộ - tháng 7 năm 2007
            
Gặp nhau cuối tuần lần gần đây nhất (1.12.2012)
Huỳnh Bốn ở Hội An hẹn ra chơi nhưng giờ chót không đi được,
chỉ có bốn người Thưởng, Ngộ, Thắng, Hy lai rai ...



Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

ĐÀ NẴNG THÀNH PHỐ CỦA TÔI...


Ngắm thành phố sạch nhất thế giới ở Việt Nam

Tại Hội nghị năng lượng Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 44 diễn ra tại Washington (Mỹ) mới đây, Đà Nẵng được công nhận là 1 trong 20 thành phố trên thế giới có hàm lượng cacbon trong khí thải ra môi trường thấp nhất.

Đây là thành quả phấn đấu của chính quyền, người dân thành phố Đà Nẵng trong suốt thời gian qua, đặc biệt là cam kết xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, xanh - sạch - đẹp, và cao hơn nữa là thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam.


Bình minh trên sông Hàn  


Để đạt được mục tiêu này, Đà Nẵng đã đặt ra kế hoạch thực hiện bắt đầu từ giai đoạn 2016 - 2020 với chiến lược và mục tiêu cụ thể như 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý; 70% chất thải rắn được tái chế; 25% lượng nước được tái sử dụng.

Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành xây dựng đề án “Thành phố môi trường vào năm 2020”.

Một góc đường Bạch Đằng



 Tòa nhà INDOCHINE RIVER đường Bạch Đằng, nhìn từ cầu Sông Hàn




Cầu Sông Hàn trong một dịp bắn pháo hoa quốc tế


  Bãi biển Mỹ Khê


Một khu nghỉ dưỡng trên núi Sơn Trà


Một khu nghỉ dưỡng khác trên đỉnh Sơn Trà. Bên trái là tháp ăng ten của đài DRT Đà Nẵng

 
Bình minh trên biển Mỹ Khê

Trên đường Hoàng Sa
                                                       
               Một cuộc sống thanh bình


Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

NHỮNG HÌNH TỰ CHỤP...

Đưa vô đây những tấm ảnh được chụp từ chiếc máy ảnh du lịch hiệu PANASONIC do các bạn tặng nhân sinh nhật. Ảnh mình lưu trong máy tính, nay xem lại... càng thấy tiếc khi vô tình làm mất chiếc máy ảnh kỷ niệm này; đi từ Nhà thờ tộc ở Hòa Xuân về, móc trên xe máy, rớt lúc nào không biết...

****************************

* Ảnh chụp cầu Thuận Phước chiều 18/5/2012. Chụp từ phía dưới cầu,  từ bờ tây nhìn qua Sơn Trà






*Vài hình tự chụp ở nhà...  Café tự pha


*Chân dung tự chụp ban đêm 



 

Ảnh tự chụp có chỉnh sửa tạo hiệu ứng vui









*Hoa chuối nước, trong 1 bồn hoa bờ sông Hàn, gần cầu Thuận Phước


 
*Ảnh hoa phong lan trồng ở nhà Lê Văn Điểm (Quảng Trị). Điểm gửi ảnh qua email








*Một vài hình ảnh về Đà Nẵng ngày xưa...

 Đường Colonel Careau thời Pháp thuộc (đoạn giữa Bạch Đằng - Trần Phú hiện nay) 
Bên phải là Bưu điện, hồi đó người dân hay gọi là Nhà dây thép, năm 1946 bị đánh bom sập đổ trong cuộc chiến tranh Nhật - Pháp, từ đó được gọi là Nhà dây thép sụp. Bây giờ là đường dẫn lên cầu Sông Hàn.


Đường Độc Lập năm 1970. Hiện nay là Trần Phú. Chổ nhà sách Sông Đà hiện nay là hiệu may M.Thông

 Ngã tư Độc Lập - Đồng Khánh (nay là Trần Phú - Hùng Vương). Nhà may Vĩnh Lợi nổi tiếng về may áo dài cho phụ nữ Đà thành hồi đó. Đa số phụ nữ khi đi ra đường đều mặc áo dài, cho dù là đi chợ, bán hàng rong...  như trong ảnh cho thấy

 Ngã ba Bạch Đằng - Hùng Vương (hiện nay) thời Pháp thuộc. Bên trái là Ga đường sắt Tourane marche, ngay trên bờ sông phía mặt sau chợ Hàn, dân hay gọi là Ga chợ hoặc Ga tạm. Ga này  vẫn tồn tại (nhưng không sử dụng nửa) cho đến cuối thập niên 1980 mới phá bỏ, khi tháo dở đường sắt cũ. Góc phải là bảng chỉ hướng đi Hà Nội và Sài Gòn (có mũi tên), không phải bảng tên đường. Trong ảnh cũng thấy những phụ nữ mặc áo dài đi chợ...

Nhà hàng "Bamboo restaurant" ở  đường Bạch Đằng, năm 1970. Nay là nhà hàng Memory Lungue

 Đoạn đường Đồng Khánh, gần ngã tư ĐK - Độc Lập. Có thể thấy các bảng quảng cáo của các rạp chiếu phim thời đó như LIDO, KIM CHÂU, CHỢ CỒN. Rạp Chợ Cồn đang quảng cáo chiếu phim TABU, rạp Lido quảng cáo phim SPARTACUS, một phim về những dũng sĩ giác đấu La Mã nỗi tiếng thời đó.


Cầu Cẩm Lệ năm 1967. Được làm từ thời Pháp thuộc, cầu rất hẹp, chỉ đủ cho 1 làn xe hơi, có vài chổ mở rộng ra để 2 xe ngược chiều tránh nhau. Trong ảnh: 1 nữ sinh đi xe đạp phải nhường đường cho xe tải quân sự. Năm 1968 bị đánh bom sập những nhịp giữa. 



 2 ảnh trên là tàu bệnh viện HELGOLAND của Tây Đức. Ban ngày neo đậu tại cầu cảng số 11 sông Hàn, chiều tối thì di chuyển ra vịnh Sơn Trà để tránh đạn pháo kích

Cầu mới do quân đội Mỹ làm năm 1966, để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng quân sự và giao thông giữa hai bờ sông Hàn, song song với cầu đường sắt De Lattre làm từ thời Pháp. Hiện nay vẫn tồn tại