Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

ĐI CHÙA ONLINE


Chùa Online.Một phương tiện hết sức thuận lợi.
Xin mời thắp hương - Click "thắp hương", rồi chọn bài Kinh mình muốn tụng - Click "Tụng Kinh"- Và tụng theo Thầy Trí Thoát... Lợi ích vô cùng.̀

          NIỆM PHẬT TRÊN NET, ĐI CHÙA ONLINE
                         http://tuvien.com/chua_online/index.php
                                                          

Sự ra đời của ngôi chùa online, ngôi chùa trên mạng đầu tiên, chính là "cứu cánh" cho những Phật tử bận bịu... Để thắp hương niệm Phật, không phải ai cũng có điều kiện để đến chùa thành tâm kính bái trước bàn thờ Tam bảo.
Sự ra đời của ngôi chùa online, ngôi chùa trên mạng đầu tiên, chính là "cứu cánh" cho những Phật tử bận bịu, chưa có điều kiện đến chùa - mà vẫn thể hiện được lòng thành kính tới Phật hoặc tìm hiểu những giáo lý nhân sinh.



Lạ mắt ngôi chùa điện tử




Với tiêu chí chùa Online là nơi để các phật tử thắp hương niệm Phật khi chưa có điều kiện đến chùa, ngôi chùa đặc biệt này đang đón hàng nghìn lượt phật tử thắp hương. Chùa online được thành lập bởi Website chính thức tuvien.com, là cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.


Trong ngôi chùa đặc biệt này cũng đầy đủ hình ảnh tượng Phật, bát hương, ngai thờ... Có 4 hình ảnh làm nền chính cho chùa online, trong đó ở ảnh tượng 1 là hình ảnh 5 pho tượng Phật lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh chính điện cổ kính và những ngọn nến lấp lánh trước điện thờ. Ảnh tượng thứ 2 trong chùa điện tử là hình ảnh 3 ngai thờ với đầy đủ bài vị như trong các ngôi chùa cổ ngoài đời; mỗi ngai thờ đều có 4 ngọn nến sáng và bát hương bằng đồng chạm khắc hoa văn tinh xảo. Ảnh tượng thứ 3 trong chùa điện tử là hình ảnh thường thấy ở các ngôi, chùa ngoài đời với hai dãy tượng chầu hai bên cùng chim hạc cao lớn chầu vào chính điện. Ảnh tượng thứ 4 là cận cảnh 4 pho tượng Phật lớn đang tọa lạc trên đài sen, cùng một vị sư thầy đang chuẩn bị sửa sang bàn thờ Phật.



Điều đặc biệt là các ảnh tượng trên ngôi chùa điện tử khiến người ta có cảm giác rất "thật", như đang chiêm bái thực sự ở ngôi chùa  ngoài đời. Từ hình ảnh tượng Phật có nét mặt từ bi, phúc hậu cho đến những hoa văn, họa tiết chạm trổ trên xà ngang, trên cột chùa cũng rất sắc nét. Trong đó, các họa tiết uốn lượn hình rồng chiếm vai trò chủ đạo, rồi đến họa tiết hoa sen, hoa cúc.



Chị Nguyễn Thị Huyền (một cán bộ ngân hàng tại Hà Nội) kể: "Công việc của em rất bận, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về nên không có lúc nào rảnh ra được chút thời gian mà đi chùa. Nên ở cơ quan, mỗi lần rảnh rỗi mấy phút là em lại tranh thủ đi chùa trên mạng, thắp hương và chiêm bái Tam bảo. Dù chỉ là đi chùa trên mạng nhưng cũng thấy lòng thanh thản, nhất là khi ngôi chùa điện tử lại được thành lập bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam, mình cũng yên tâm chiêm bái, thắp hương niệm Phật từ xa hoặc đọc các bài viết trên đó để hiểu thêm về triết lý nhân sinh, lẽ sống thiện ở đời."


Nhấp chuột để thắp hương


Khác với việc đốt lửa thắp nén nhang thơm mỗi khi tới những ngôi chùa thực ngoài đời, người đi chùa online chỉ cần nhấp chuột máy tính vào dòng chữ "Thắp hương" thì ngay sau đó, khói hương nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ Phật. Dòng chữ này được ấn định ngay phía dưới bên trái màn hình, với câu slogan ngay phía dưới là "Chùa online là nơi để các phật tử thắp hương niệm Phật khi chưa có điều kiện đến chùa".



Dòng chữ “Xin mời quý Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý vị Phật Tử thắp hương và chấp tay niệm danh hiệu đức A Di Đà” được thiết kế chạy liên tục trên giao diện chùa điện tử. Một loạt những bài niệm Phật, tụng kinh cũng được cài đặt sẵn trong chùa để khách hành hương trên mạng có thể nghe, chiêm nghiệm những bài kinh kệ ngay ở công ty hoặc máy tính ở nhà. Cùng trên giao diện chính của ngôi chùa điện tử, dòng chữ "thắp hương niệm Phật" được in đậm, chỉ cần nhấp chuột vào là sẽ hiện lên bài viết khá kỹ về ý nghĩa của nghi lễ trong Phật giáo. Trong đó, bài viết của một số vị hòa thượng giải thích rõ tượng Phật, lễ Phật, lạy Phật hay lễ Tam bảo... là gì, có ý nghĩa như thế nào.

Một không gian đậm màu Phật giáo ngự trị trên ngôi chùa điện tử, khiến ngôi chùa độc đáo này đang ngày càng thu hút đông đảo lượng phật tử viếng thăm, trở thành "cứu cánh" cho những tín đồ Phật giáo quá bận bịu.



Chị Nguyễn Thị Phương (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Trước đây em vẫn đi chùa nhưng không hiểu lắm về các lễ trong Phật giáo. Chỉ đến khi đi chùa online, đọc thì mới hiểu lễ Phật là thể hiện lòng tôn kính với Phật, để trừ tâm ngã mạn, cao ngạo; lạy Phật là đứng chắp tay trước ngực, rồi quỳ xuống, cúi đầu xuống sát đất, xòe 2 bàn tay ngửa ra mà tránh bẩn tay, tay còn dùng để dâng cúng Phật. Lễ Tam bảo là lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng. Cũng nhờ đi chùa trên mạng mà em hiểu niệm Phật là đọc danh hiệu của Phật. Đọc để nguyện tu theo ngài, đọc để cầu cho mình và mọi người được bình an. Đọc để dẹp trừ tâm niệm xấu, khi tâm niệm xấu hết rồi, khái niệm giữa ta và người, giữa sạch và bẩn không còn, chỉ còn thể tánh Phật mà từ xưa tới nay vẫn tồn tại như vậy là Nhất tâm bất loạn. Là tâm Phật, là cảnh giới của chư Phật rồi". 
 Không những thế, ngay cả những kiến thức cơ bản nhất trong Phật giáo như tượng Phật là gì, cũng được các vị sư thầy giải thích cặn kẽ. Hoặc việc lạy Phật đối với phật tử cũng được các sư thầy nhìn nhận theo cách mới như là một phương pháp tập thể dục, khi lạy cúi xuống ta thả lỏng người để thư giãn, tối thiểu 5 giây mới đứng dậy. "Trong 5 giây này ta quán tưởng và nhìn lại mình, nghĩa là xem trong lòng còn tâm niệm gì nổi lên thì liền dẹp bỏ đi", là cách mà chùa điện tử hướng dẫn cho phật tử.


Niệm Phật trên mạng


Không chỉ là những thao tác thắp hương như khi đi chùa thực ngoài đời, mà ngôi chùa điện tử còn hướng dẫn cả cách niệm Phật thiết yếu do tác giả Thích Chân Tính chắp bút. Ý nghĩa của niệm Phật cũng được các vị sư thầy đăng tải đầy đủ trên chùa điện tử với cách viết đơn giản, dễ hiểu để đông đảo công chúng tiếp cận được, như "Niệm Phật là đọc danh hiệu của Phật. Đọc làm gì? Đọc đề nguyện tu theo ngài, đọc để cầu cho mình và mọi người được bình an. Đọc để dẹp trừ tâm niệm xấu, khi tâm niệm xấu hết rồi, khái niệm giữa ta và người, giữa sạch và bẩn không còn, chỉ còn thể tánh Phật mà, từ xưa tới nay vẫn tồn tại như vậy là Nhất tâm bất loạn. Là tâm Phật, là cảnh giới của chư Phật rồi. Niệm cái gì thì thành cái nấy (mình niệm Phật sẽ thành Phật). Câu Phật hiệu A Di Đà đã niệm ba đời, 10 phương Chư Phật; tụng hết tất cả kinh Đại Thừa của Phật; tu hết môn, tông. Phái và Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Trung Chi Vương, nghĩa là bộ kinh cao siêu nhất của Phật. Tại sao? Vì bộ kinh này đã đúc kết tất cả tinh hoa, cốt tủy cao thâm của hết thảy kinh giáo của Phật".




Ngay cả những vấn đề mà nhiều người dân không hiểu khi có người niệm phật, có người lại niệm Bồ Tát; có chùa chỉ thờ Phật, có chùa lại thờ cả Phật, cả Bồ Tát cũng được giải thích ở ngôi chùa đặc biệt này...
Theo đánh giá của nhiều vị sư thầy thì chùa online là một trong những cơ hội để các phật tử thành tâm hướng đến Phật khi chưa có điều kiện đi chùa. Giúp nhiều người tìm thấy sự thanh thản trong lòng, thể hiện sự biết ơn chư Phật, để cầu siêu cho ông bà cha mẹ, để nguyện làm những việc lành - khi chưa có điều kiện đến chùa thực ngoài đời. Đó cũng là một cách tạo sự hướng thiện tới đông đảo người dân.
 

THƯ GIÃN và BÀI HỌC THẤM THÍA.

XEM RỒI LIỆU ĐẤY NHÉ !!!

 AI BIỂU CHÊ CƠM, THÍCH PHỞ?! BỊ ĐÒN ĐÁNG ĐỜI!!!

http://imagecollectionforu.com/images/35726082951483454366.gif
                 Ui da! nhẹ nhẹ thôi để còn sanh con nữa chớ bà!

***********************************************************************************


BÀI HỌC THẤM THÍA
Cười thấm thía
 

Đọc truyện cười, đôi khi không chỉ là để cười, để thư giãn. Mà có thể, đằng sau những mẩu chuyện ấy là một bài học, một thông điệp đến từ cuộc sống.


                                *****                                

Câu chuyện thứ nhất
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Thầy giáo Việt Nam phê: "Không có chí lớn", còn thầy giáo người nước ngoài nói: "Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới". 

Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.


********************
Câu chuyện thứ hai: 
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: "Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát", bố hỏi: "Tại sao con chắc như thế?", con trai trả lời: "Vì không nghe tiếng mẹ la". 

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những 
tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi 
đối với mình.

********************


Câu chuyện thứ ba: 
Người ăn mày nói: "Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?", 
người qua đường trả lời: "Nhưng tôi chỉ có năm trăm", người ăn mày bảo: 
"Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé". 

Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, 
cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.


********************


Câu chuyện thứ tư: 
Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: "Cẩn thận, coi chừng khét!", "Sao em bỏ ít muối thế?, "Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi". Người vợ bưc bội: "Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!". Người chồng mỉm cười: "Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải".
 

Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình 
vào hoàn cảnh của người khác.

********************


Câu chuyện thứ năm: 
A nói với B: "Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm". B hỏi: "Thế anh có báo cảnh sát không?". A trả lời: "Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone". 

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

********************


Câu chuyện thứ sáu: 
Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
-Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
Người cha ôn tồn đáp lại:
-Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

 

Con người thường có thái độ "ghen ăn tức ở", khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và "đẳng cấp" của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!


********************


Câu chuyện thứ bảy: 
Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu "Kỳ hoa dị thảo" lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: "Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp". Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: "Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế". 

Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.


********************


Câu chuyện thứ tám: 
Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: "Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!".
 

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

********************
 
Câu chuyện thứ chín: 
Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nẫy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: "Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?". Người chồng quay sang nhìn vợ: "Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh".
 

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.


******************
 Câu chuyện thứ mười: 
Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
-Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
-Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

 
Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.

                                                                                   

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

"THUỐC TIÊN" CHỮA BỆNH GAI CỘT SỐNG

Tôi có một ông bạn già đang sống ở Mỹ bị bệnh gai cột sống, đau đớn lắm. Bác sĩ (người Mỹ) lắc đầu nói không chữa được nữa, ông coi như vô phương khỏi bệnh. 

Tình cờ một hôm ông nói chuyện này với một người bạn ở VN. Ông bạn này bèn chỉ cho một liều thuốc gia truyền, xưa nay ai uống cũng khỏi. Ông bạn tôi đã làm theo đúng lời chỉ dẫn, và chỉ uống có hai tuần lễ là hoàn toàn hết bệnh. Bác sĩ Mỹ coi lại cột sống và đã công nhận đây là một phép lạ. Tôi xin chép ra đây toa thuốc thần dược này, những ai đã tuyệt vọng về thuốc tây, hãy thử uống xem, có mất mát gì đâu, vì thật ra nó chỉ như là một loại nước giải khát thôi.

Bạn hãy tới hiệu bán thuốc bắc hỏi mua HẠT ĐƯỜI ƯƠI (*) (đó là loại hạt mà các xe bán nước giải khát ở Saigon năm xưa thường bán chung với hạt é và nước đá) đem về nhà lựa ra những trái còn mẩy, có mầu vàng vàng, giống như mầu hạt giẻ, và chỉ dùng những hạt này mà thôi, nhớ bỏ đi những hạt đã có mầu xỉn, màu đen.
 
Mỗi ngày dùng chừng 20 hạt.  


Đun nước sôi, để nguội dần, khi nước còn nóng âm ấm thì bỏ 20 hạt này vào ngâm chừng hai (2) giờ đồng hồ. Sau đó lấy ra bóc vỏ, bỏ hạt, bỏ những gân xơ, chỉ lấy thịt của trái này, giống như cùi trái nhãn.
 

Cho những cùi này vào ly, pha chút đường, uống làm 3 lần trong một ngày, vừa uống nước vừa ăn cùi như dùng một món giải khát vậy.

Bạn tôi đã uống trong 2 tuần lễ là hết bệnh gai xương sống hoàn toàn.
 

Bạn mua chừng 10 đô la, tại các hiệu bán thuốc bắc, cứ hỏi "hạt đười ươi". Tôi không biết tên tiếng Tàu là gì, ở Saigon xưa vẫn gọi là "hạt đười ươi".

Kính chúc bạn khỏi bệnh.  

TRÀ LŨ
_____________________________________________________________________

(*) Gọi đúng phải là HẠT ƯƠI, chứ không phải hạt đười ươi như bài viết đã ghi. (Trần Ngộ chú thích)

Hinh Tran sưu tầm trên mạng hình ảnh hạt đười ươi để quý vị xem. Loại hạt này HT đã từng ăn qua rồi, chung với hột é, rất ngon. Dùng với nước đá xay nhuyễn, thêm vài giọt dầu chuối là bá chấy, rất đã khát, nhất là trong mùa hè.


Hạt ươi (giá hiện nay chừng 400.000đ/kg, bán tại siêu thị)


Hình ảnh 
  
Hạt ươi đã ngâm nở


Hình ảnhHạt ươi trộn chung với hạt é là một món giải khát ngon mà bổ, rẻ. Hồi còn trẻ, tôi cũng như nhiều khác người thích dùng. Sau này ít thấy bán ở chợ nên cứ nghĩ là chắc nó bị tuyệt chủng rồi, vì đọc báo thấy nói dân khai thác ươi theo cách tàn phá đốn hạ luôn cả cây để lấy hạt cho khỏe, cho nhanh, để người khác không lấy được, khỏi mất công chờ hạt rụng!!! Trong khi trước kia thì người ta chỉ đi nhặt những hạt rụng thôi, vì lúc đó hạt ươi đã đủ độ "chín", dùng mới tốt, mới ngon được. Ai chịu khó đi hôm về khuya thì mới có nhiều để mà bán, và mùa sau vẫn còn để mà nhặt. Thiệt ngán ngẫm cho cái thói "tranh thủ thời cơ" chụp giật cơ hội như bây chừ để hưởng lợi riêng mình, chuyện môi trường sau này thế nào thì không cần biết, không thèm biết! Hiện nay ở các siêu thị cũng thấy bày bán hạt ươi, giá ghi là 400.000đ/kg nhưng chất lượng có tốt như hồi trước không thì chẳng biết được. (Trần Ngộ)


Còn hình này để coi cho vui thôi nhé, dù nó là ĐƯỜI ƯƠI chính xác 100%! 

Đây là con đười ươi cái tại một vườn thú của INDONESIA, nghiện thuốc lá đã  10 năm nay. Ảnh chụp lúc nó 15 tuổi.




NHỮNG NĂM CÒN LẠI TRONG CUỘC ĐỜI

Bài viết của một tác giả không biết tên, có nội dung thật thâm thuý, dành cho những ai trong tuổi Cao Niên, nếu muốn có cuộc sống hạnh phúc trong những ngày còn lại trên trần gian này, trước khi thân xác trở về cát bụi, thì nên suy ngẫm những điều được nêu ra trong bài viết dưới đây. Xin cảm ơn tác giả

Những năm còn lại trong cuộc đời ...

Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khuôn viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi. Đời người thoáng chốc đã già !

Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết được bao nhiêu ngày nửa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống.

Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng ta. Nhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn...

TIỀN rất quan trọng trong đời sống của con người nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái. Ta vẫn biết khi ta ra đời ,ta đâu có mang nó đến và khi ra đi, chúng ta cũng không mang nó theo. Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình. Đồng tiền giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống.

Quảng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú .
Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình.

Vào mạng internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.

Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẽ. Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rổi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…

Cuộc sống tuổi già thật đa dạng, nhiều màu sắc nên ta cần có nhiều bạn bè, nhiều nhóm bạn bè hoặc tham dự vào những sinh hoạt trong các Hội đoàn ái hữu lành mạnh. Gặp bạn, nói ra những điều phiền muộn cho nhau nghe.  

Hãy tìm cách gặp gở bạn bè và người thân vì không còn nhiều thời gian nửa. Một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chổ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng

Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh. Đừng bao giờ nói, hay nghĩ là: “Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nửa”. Đừng nói những lời hay những tư tưởng có ý tuyệt vọng.

Người già chỉ sảng khoái khi được có bạn tâm giao, đó là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho ta mua được. Ở tuổi hiện tại, chúng ta đừng nghĩ đến đồng tiền, đừng nghĩ đến giàu hay nghèo nửa mà cũng đừng than trách hay hối hận vì những lầm lỗi trong quá khứ và cũng đừng tự hỏi là tại sao bây giờ ta không có nhiều tiền. Đừng nói ta không có tiền.

Có những thứ hiện đang chung quanh ta rất quí giá mà có nhiều tiền cũng không mua được, đó là người phối ngẩu của chúng ta. 

Nếu có chút ít đồng tiền thì cứ tiêu xài những gì ta cần vì sẽ có lúc chúng ta để lại cho người khác xài. Nếu hôm nay ta còn khoẻ mạnh, còn ăn được những món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có một khối tài sản to lớn trong tuổi già.
 

Nên tìm đến những người bạn và cùng nhau uống tách trà nóng, ly cà phê buổi sáng, kể chuyện năm xưa hay trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại.

Cuối tuần, hẹn nhau với người bạn đi câu cá, hưởng không khí trong lành của thiên nhiên và cũng để cho tâm tư lắng đọng, tinh thần thanh thản. Đó là những niềm vui trong cuộc sống cuả tuổi già.

Tứ khoái của tuổi già là: Ăn, Ngủ, Thể dục và Du lịch.

Ăn được ngủ được là Tiên. Ăn và ngủ đi đôi với nhau. Người lớn tuổi có nhiều thì giờ nghỉ ngơi, cần có chế độ ăn uống bổ dưởng, cung cấp đủ calories cho cơ thể. 
Sự luyện tập thể dục là thỏi nam châm của cuộc sống và là kim chỉ nam của tuổi thọ. Đi du lịch để cho cuộc đời thoải mái, trí óc thanh thản và vui sống.

Khi về già, chúng ta thường hay sống về quá khứ, hay nhớ lại chuyện xưa. Sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói, xa vời.Hẹn nhau trong những buổi họp mặt để ta có nhiều người bạn tâm tình, kể lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ…vui cười thích thú.

Vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau, luôn luôn yêu thương người bạn đời, gắn bó với nửa kia của mình, là điều mà chúng ta mong ước. Đưa các cháu đi học, đi ăn, chơi đùa với các cháu… là thú vui của tuổi già.  

Ta phải làm thế nào tuổi già mà tâm không già, thế là già mà không già. Nụ cười là liều thuốc bổ quí nhất. Chúng ta cần tránh đi những sự cải vã, tranh dành hơn thua từng lời nói hoặc những tranh chấp vô ích với bất cứ ai.

Chính những lúc cải vã, giận dữ đó đã đánh mất đi những niềm vui trong cuộc sống, không thích hợp trong tuổi chúng ta, nhất là những người đang đau yếu. Chúng ta phải đối diện với bệnh tật một cách lạc quan, tự tin, đừng quá lo âu. Khi đã làm hết khả năng theo tầm tay, sẽ có thể ra đi mà không hối tiếc. Hãy để bác sĩ chăm sóc, luôn luôn giữ bình an trong tâm hồn.

Chúng ta có thể nói là mình có hạnh phúc thật sự khi có sức khỏe tốt, chịu đi tập thể dục, có cơ hội du lịch thường xuyên, ngủ ngon, ăn uống ít kiêng cử khi vào tuổi hoàng hôn.

Thiên đàng không phải đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dựng lên và chui vào đó mà hưởng hạnh phúc. Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn.

Hoàn toàn khoẻ mạnh, đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh…Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp. Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung. Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.

SINH, LÃO, BỆNH, TỬ là qui luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. 

Cốt sao sống ngay thẳng, không hổ thẹn với lương tâm cuối cùng cuộc đời của một người cũng chỉ là con số không to lớn. 

Vậy thì hãy thư giãn đi, các bạn nhé. Tìm trên mạng được cái gì hay thì gửi cho bạn hữu cùng xem. Như cái này chẳng hạn

Mời bấm vào đây để xem Video rất thú vị

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

VUI VỚI TUỔI GIÀ

                                                       Tuổi già thời đại @

                                                       Viết bởi Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Tuổi càng già, ta càng nên giản dị
Không cao lương, mỹ vị lắm mỡ, bơ
Không đòi này, đòi khác, gọi rồi chờ
Một chén cơm, đĩa muối vừng cũng đủ!

Đêm bảy tiếng, phải trọng tôn giấc ngủ
Ngày ba lần chén bát đụng trên mâm
Nước bốn ly ta uống rất ân cần
Không bia rượu nhưng cần nhiều hoa quả!

Nếu nợ nần thì ta lo mà trả
Không buồn phiền, không quấy nhiễu một ai
Sức khoẻ ta nhờ luyện tập dẻo dai
Bỏ hút thuốc để phổi tim thật tốt!

Chớ ngồi nhà như người đang bị nhốt…
Rủ vợ, chồng đi bộ ở ven đường
Ngày nửa giờ, đi hơi lẹ, bớt vương
chứng tiểu đường, máu cao, xương rỗng sốp…

Mặc giản dị, vệ sinh và chỉ cốt
Đủ ấm thân khi gió lạnh Đông về
Nhiều bạn hiền là hạnh phúc tràn trề
Truyện với bạn cũng làm tăng tuổi thọ!

Tuổi cao rồi không cần chơi bát họ
Nhưng rộng tay làm bác ái, giúp người…
Đồng tiền ta, ta biết giúp cho đời
Là bó hoa muôn mầu khi tạ thế!

Bỏ tính xấu ghét ghen vì nó tệ
Người hơn ta, ta ưu ái mừng cho
Đố kỵ, ghen tài chẳng có hay ho
Không chứng tỏ một tấm lòng quảng đại!

Mắt, tai yếu và khí lực giảm mãi…
Đừng buồn chi vì Tạo hóa sinh ra
Hễ hữu hình là hữu hoại, gần… xa
Ta biết thế không bao giờ buồn tủi!

Nếu con cái chăm lo, hằng lầm lũi
học ra nghề để kiếm sống, mưu sinh

Ấy là ta yên chí mọi sự tình 
Có nhắm mắt vẫn an lòng, sung sướng!

Bút Xuân Trần Đình Ngọc