Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

MỚI NHẬN THÊM 1 EMAIL CỦA ANH TOẠI

Ngày 22.1.2013 anh NGUYỄN ĐỨC TOẠI gửi email hồi âm thư tôi gửi cho anh ngày 21.1.2013

Xin đăng lại ở đây để các bạn cùng xem. 

Đầu tiên là thư của tôi gửi cho anh Toại 
_________________________________________________________


From: Ngo Tran <tranngo67@gmail.com>
To: kimanhtoai@yahoo.com
Sent: Monday, 21 January 2013 3:09 PM
Subject: Thư thăm anh từ Trần Ngộ - Đà Nẵng

Kính chào anh NGUYỄN ĐỨC TOẠI

Em là Trần Ngộ đây. Thật là bất ngờ khi nhận được email hồi đáp của anh ngày 17/1/2013, cho email của em gửi lời chúc mừng nhân lễ NOEL 2012 gửi ngày 22/12/2012. 

Bất ngờ vì gửi lâu rồi mà không thấy anh gửi lại, tưởng anh không còn dùng địa chỉ cũ. Nay đã biết lý do thì em rất vui vì vẫn có thể liên lạc với nhau để thăm hỏi sức khỏe anh và gia đình.

Sau khi nhận được email của anh, em đã đưa lên trang blog của em viết riêng cho anh em mình để mọi người biết, đồng thời em cũng mạn phép thêm dấu tiếng Việt để các bạn dễ xem.
Khi biết anh dù sức khỏe có giảm sút nhưng vẫn an lành thì mọi người đều mừng. Nhiều người nhắc lại lần gặp anh tại nhà bạn Thắng, anh rất chân tình với anh em (tiếc là lúc đó không có máy ảnh để ghi lại nên bây giờ không có ảnh đưa vào blog chung)

Anh em ở đây nói chung vẫn khỏe thường, bình an; có một vài người tuy sức khỏe kém hơn do bệnh tật, nhưng mỗi khi có dịp gặp nhau vẫn vui vẻ, không than vãn gì vì hiểu quy luật của cuộc đời... Chúng ta ai cũng trên dưới 60 rồi, đâu còn sung sức như cái thưở trai tráng ngày trước phải không anh?

Hiện nay anh Đinh Ngọc Hữu mới có địa chỉ email là Ngoc Huu Dinhngochuu.dinh@gmail.com . Khi biết tin của anh chắc ảnh cũng sẽ gửi thư thăm hỏi anh. Anh có cho phép em thông báo địa chỉ email của anh cho anh Hữu không? 

Nếu có thời gian, anh có thể xem trang blog NGHĨA TÌNH BẠN HỮU THÂN THƯƠNG mà em lập để ghi lại những kỷ niệm thân thương của anh em qua những sinh hoạt hiện nay theo địa http://tnt816.blogspot.com/

Nếu có hình ảnh hay bài viết muốn chia sẻ, anh gửi cho em qua email, em sẽ đưa lên blog để anh em cùng xem nhé.

Gần Tết rồi nên cũng có đôi chút bận rộn việc nhà, thư anh gửi ngày 17/1 đến hôm nay em mới hồi đáp được, anh thông cảm cho nghe.

Kính chúc anh và gia đình luôn an lành, hạnh phúc.

TRẦN NGỘ - Đà Nẵng



sau đây là thư anh Toại hồi âm


Kim Anh Le

17:07 22 Jan 2013 (23 giờ trước)
tới tôi



Tran Ngo thuong ,
 
Anh Toai phuc tai` cua em qua' . Email cua em doc that da con mat' . Anh thi` chiu thua roi` .
Anh hoi do ve` nhung chuyen may' moc' . Luoi` thi` dung' hon . Thanh` ong lao roi` nen mat' mui kem` nhem` .Khong kien nhan ngoi` lau
nen computer khong hap' dan anh may' . Sach' thi` anh doc may' cung duoc . Cai' lung cua anh khong duoc phep' ngoi lau .
 
Nghe em co' lam trang mang rieng cho minh` . Anh em cung co nhieu` chuyen de hoc hoi va` gan gui nhau hon . Anh nghe cung mung`
Ban be tu` thuo trai tre nay thanh` ong noi ong ngoai roi` ma` con` co' dip de vui voi' nhau du la` chi qua man hinh` . Anh rat' tiec' bay gio` khong the nhet' vao` dau` nhung ghi nho' ve` may' tinh'. Doi luc' thay' minh` cung hoi lac hau nhung chiu thoi.Chung` nao` anh hoc duoc cach' gui hinh` anh se gui cho em xem .
 
Tet' sap' den' chac' em va` gia dinh` dang chuan bi  don' Xuan . Ben nay` khong khi' Tet' khong co' soi noi nhu o VN . Gia dinh` anh cung hop mat vao` cuoi' tuan` vi` ngay` thuong` ai cung ban di lam` .Cung banh' mut' thit tha` day` du nhung o xu' nguoi` nen khong tron ven . Cho anh gui loi` chuc' Tet' den' Gia dinh` em . Chuc' em va` gia dinh : Nam moi' AN KHANG THINH VUONG .Nhan tien cho Anh gui loi` kinh' chuc' den' toan` the Anh Em minh` mot Nam Moi' Doi Dao` Suc Khoe , Gia Dinh` Hanh Phuc' va` An Binh`
 
Rat' mong co' dip ve` lai que huong tham Anh Em . Co' ranh gui mail cho anh nghe , Anh cho` doc mail cua anh em minh` , mong anh em thong cam khi nao` tap tanh` gioi gioi 1 ti' thi` sieng mail cho tat' ca . Than chao` tat' ca .
 
Nguyen Duc' Toai .

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

NHỚ VỀ NGÀY 19 THÁNG 1 NĂM 1974...

*Hôm nay 19.1.2013 đọc được bài này trên Thanh Niên online, xin copy lại đây kèm với các bình luận của bạn đọc báo, trong đó có nhiều người lần đầu tiên được biết về trận Hải chiến cách đây vừa tròn 39 năm, để các bạn tham khảo.  Chỉ Thanh Niên có bài về ngày này, các báo khác không thấy nhắc đến.

Xem thêm: Video về trận hải chiến Hoàng Sa do Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai phát ngày 19.1.2013 (nội dung video là phim tài liệu cũ, do chính quyền VNCH thực hiện năm 1974)

*_______________

Quyết liệt vì Hoàng Sa

Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.

Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: 
“Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. 
Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.
Xâm lăng
Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc.
Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá - Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng.
Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền - NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert... Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát... Tại đảo Money có 1 hầm còn mới...”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ.
Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.

Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ, góc trên bên trái) Đồ họa: Hồng Sơn 
Nổ súng
Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu.
Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết.
Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.  

Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác.



Đỗ Hùng

BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT 

Phèn
Bài viết làm tôi chảy nước mắt vì sự dũng cảm của mọi người Việt Nam trước kẻ thù. Xin cảm ơn báo Thanh Niên, cảm ơn Đỗ Hùng.
Đỗ Văn Hiệp
Ngàn năm dựng nước, giữ nước máu xương cha ông đã đổ vì Tổ quốc. Vì nước quên thân, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, bằng mọi cách cùng nhau hành động giành lại Hoàng Sa và các đảo bị nước ngoài chiếm đóng về với Tổ quốc Việt Nam!
Chuon Seiha
Lần đầu trong đời, tôi được biết đến thông tin về những kẻ xâm lược và những người lính Việt đã chiến đấu, đã hy sinh vì Hoàng Sa của chúng ta
Khánh
Tuyệt quá Thanh Niên.
Quyết Chiến
Chúng ta quyết đòi lại bằng được HOÀNG SA. HOÀNG SA và TRƯỜNG SA là phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc VIỆT NAM.
Văn Phúc
Nhưng thông tin chính thông lần đầu tiên Báo Thanh Niên viết giúp tôi biết nhiều hơn về Hoàng Sa và Trường Sa của đất nước chính mình đang sinh sống. Có quá nhiều thông tin không chính thống, không biết đâu là đúng, đâu là sai về lịch sử. Theo tôi chúng ta cần mạnh dạn hơn nữa để cho thế hệ trẻ có thông tin chính thông về lịch sử Việt Nam giữ nước.
Lê Vi
Quyết không để mất một tấc đất Hoàng sa. Cám ơn báo Thanh niên đã đăng bài này.
Hang Trung Quang
Cám ơn Báo Thanh Niên và Đỗ Hùng đã đưa bài viết đến các độc giả. Chúng ta nên phổ biến rộng rãi hơn về sự kiện lịch sử này để mọi người Việt Nam trên thế giới được biết.
Phước Thái
Tôi tin những bài viết như thế này sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc(người trong nước cũng như người ngoài nước)
Hạnh Nguyên
Cám ơn báo Thanh Niên đã tường thuật lại trận hải chiến oanh liệt và sự hi sinh dũng cảm của những người Việt Nam yêu nước quyết bảo vệ chủ quyền. Dù là người của chế độ nào thì hành động dũng cảm cứu nước cũng đáng được tôn vinh như nhau. Chúng tôi rất cảm kích với tinh thần trách nhiệm của báo Thanh Niên.
giáp hồng kỳ
Cám ơn báo Thanh Niên, cám ơn bạn Đổ Hùng đã cho mọi người biết nhiều hơn về Hoàng Sa thân yêu của chúng ta
Van Vu
Cám ơn báo Thanh Niên đã đăng bài này


Hạnh
Xúc động, chưa bao giờ đọc được tư liệu này.
cu hung
Khi đọc xong bài viết này, chắc ai cũng đứng dậy nhìn về hướng biển Đông, nơi đó có Hoàng Sa thân yêu, một phần máu thịt của VN
văn Vĩnh
Những bài viết về quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm cần phổ biến rộng hơn để dân biết và thấy được sự hy sinh lớn lao của những người đã hy sinh vì biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam .
Nghiêm Sĩ Cường
 Dù đang bị xâm chiếm, nhưng Hoàng Sa luôn là một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam. Hoan nghênh Thanh Niên đã có bài viết hay.
Vũ xuân Cơ
Đỗ Hùng đã cho mọi người hiểu thêm về Hoàng Sa thân yêu và những người con đất Việt đã ngã xuống vì non sông đất nước này.
thaibao
Cám ơn báo Thanh Niên đã cho chúng tôi biết về hải chiến Hoàng Sa năm 1974
Tùng
Bài viết rất hay và có ý nghĩa. Hoan hô tinh thần của báo Thanh Niên và nhà báo Đỗ Hùng.
Miller
"Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này. " Câu này ý nghĩa cho dân tộc VN quá.
Đà giang
Hoan hô bài báo có được những tư liệu chính xác về cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 . Là nười Viêt Nam ai cũng yêu tổ quốc của mình và sẽ chiến đấu không bao giờ khuất phục trước kẻ thù .
kha
Tôi rất cảm động và hoan nghênh bài báo nói lên sự thật lịch sử này . Bắc hay Nam đều là con rồng cháu tiên, nhất dịnh chiến thắng bất cứ kẻ thù nào xâm phạm bờ cõi nước ta. Xin chân thành cám ơn PV Đỗ Hùng
ngọc chính
Tôi thật sự xúc động khi tận mắt đọc lại dòng lịch sử về sự xâm lăng của Trung Quốc đối với HOÀNG SA - MẢNH ĐẤT THIÊNG LIÊNG CỦA CHA ÔNG TA. HOÀNG SA-TRƯỜNG SA MÃI MÃI LÀ ĐẤT ĐAI CỦA MẸ HIỀN TỔ QUỐC VIỆT NAM.
Bùi Xuân Lâm
Đây là một trong nhiều bài viết về lịch sử hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của ta mà tôi đã được đọc. Qua đó ta càng thấy rõ người Việt Nam, dù là dưới chế độ nào, ở thời điểm nào, trong bất kì hoàn cảnh nào, vẫn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược, dù chúng mạnh hơn gấp nhiều lần, để bảo vệ toàn vẹn đất đai, biển cả, bầu trời Tổ quốc thân yêu.
Phong vũ
Bài viết này gián tiếp thể hiện sự hòa giải dân tộc mà hàng triệu người dân Việt Nam đã và đang mong mỏi. Hàng triệu người Việt ở khắp mọi nơi đều thấy ấm lòng về bài viết này của quý báo. Xin chân thành cám ơn quý báo Thanh Niên!
Thành
Cần nhân rộng những bài viết hay như thế này để nâng cao ý chỉ bảo vệ bản quyền của người dân Việt Nam .
anh khoa
Dù lúc đó Hoàng Sa được VNCH quản lý, nhưng Trung Quốc thừa lúc đất nước chia cắt mà dùng vũ lực chiếm đóng. Hoàng Sa là máu thịt của người Việt không thể tách rời, Trung Quốc hãy nhớ điều đó
nguunguyen
Phải ghi danh những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc.
Trần Vinh
Xin cảm ơn nhà báo và ban biên tập đã cho đăng bài viết này.
Minh Tung
Những người lính hi sinh trận chiến Hoàng sa 1974 cần được tôn vinh. Đây là công nhận xứng đáng vì công lao bảo vệ tổ quốc bên cạnh đó còn là một hành động thể hiện rõ tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Khai Tâm
Cảm ơn Thanh Niên đã có một bài viết rất hay và ý nghĩa. Đời đời nhớ ơn những người đã ngã xuống khi bảo vệ Hoàng Sa.
Nam
Chúng ta hãy vinh danh những chiến sĩ đã quên mình vì Hoàng Sa. Dù thuộc phía nào thời đó nhưng họ đều là người Việt Nam.
Đỗ Khải
Chân thành cảm ơn quí báo đã cho đăng bài viết này để vinh danh những người đã đóng góp máu xương vì Tổ quốc .
Nguyễn Chính
 Cảm ơn các anh đã vinh danh những con dân đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ tấc đất quê hương.
Nguyễn Văn Thủy
Tôi hoan nghênh báo Thanh Niên đã đăng bài báo : "quyết liệt vì Hoàng Sa " để nhân dân cả nước biết đến những người con đất Việt đã chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ biển đảo của Tổ quốc .
Nguyễn Bá Hiền
Dù dưới lá cờ nào thì những người đã bỏ mình chống ngoại xâm vì đất nước cũng đều đáng để chúng ta biết ơn và kính trọng. Cảm ơn tác giả vì bài viết rất ý nghĩa.
Ung Thanh Khiết
Tôi rất cảm động và trân trọng bài báo này của Thanh Niên. Nó đã nêu cao tinh thần chống ngoại xâm bất khuất của dân tộc Việt Nam, bất cả phe phái hay tầng lớp nào.
DHBK
hay qua
Loc Tran
Cam on cac anh da noi ro ve su kien lich su nay.
Nguyễn Nam
Cảm ơn Thanh Niên
Nguyễn thanh Bình
Họ, dù là người lính chế độ cũ, nhưng đã anh dũng chiến đấu và hi sinh để bảo vệ Hoàng Sa trước sự xâm chiếm của Trung Quốc. Chúng ta nên lập bia tưởng niệm họ.
Tuan (USA)
Cám ơn báo Thanh Niên đả đăng tải tài liệu này.
Hữu Thuận
Cảm ơn tác giả ,một bài viết thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc rất cao , dù ở bên nào đi nữa , một khi đã hi sinh bảo vệ từng tất đất của quê hương thì dân tộc và các thế hệ sau luôn ghi nhớ công ơn của các anh.
Binh
Lợi dụng Việt Nam đang có chiến tranh, Trung quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam nhưng luôn mồm "khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi" do ăn cướp mà có ? chân lý là sự thật, Hoàng sa - Trường sa mãi mãi thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nguyen Thanh Trúc
Hoan hô báo Thanh niên đã đăng bài báo này
Quang Hòa
Hoan nghênh báo Thanh Niên đã có bài viết chi tiết này về cuộc hải chiến Hoàng Sa.
Nguyễn Văn Trực
Hoan hô, cám ơn Báo Thanh Niên - tờ báo tôi luôn tin yêu - đã "dũng cảm" nhắc lại một sự kiện chiến đấu hào hùng để giữ nước của dân tộc ta. Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là máu thịt của Việt Nam. Tôi tin Nhà nước ta đã và sẽ làm hết sức mình để giành lại chủ quyền thiêng liêng mà Tổ tiên đã bao đời đổ máu xương để gìn giữ. Xin thắp một nén nhang lòng dâng lên các tiền nhân, các anh hùng đã không tiếc máu xương vì sự toàn vẹn của Tổ quốc Việt Nam.
minhle
Lịch sử sẽ mãi ghi nhớ những người con của đất Việt , dù họ mặc màu áo nào , họ đã hy sinh vì Tổ QUỐC .

Hai Nguyen
Cảm ơn Báo Thanh Niên, cảm ơn Đổ Hùng đã tổng hợp tư liệu quí giá này , qua đó thế hệ con cháu như chúng tôi, hiểu thêm về lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta.
hoalan
Đã là người VN, ai cũng yêu nước, ai cũng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước chống ngoại xâm.
Khánh Võ
"Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này". Đúng vậy! Người Việt Nam không bao giờ được phép quên điều này!
Ngọc
Tôi hoàn toàn ủng hộ bài viết này!!!
Đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập với một "dân tộc" anh hùng. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, thay tên, đổi chủ nhưng không thể thay đổi về quyền sở hữu. Biết là không dễ dàng đòi lại được nhưng cương thổ của tổ tiên đã phải đổ biết bao nhiêu xương máu, công sức mở mang không thể bị mất ở thế hệ chúng ta.
Như thế chúng ta có tội với tổ tiên, ông cha, con cháu!
Thái
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Muôn đời vẫn thế!
Stone
Rất hoan nghênh bài viết này của Thanh Niên Online!
Nhờ những bài viết này mà người dân Việt Nam hiểu thêm về 1 thời kì lịch sử đau thương nhưng cũng rất anh hùng Hoàng Sa - Trường Sa rồi sẽ về với đất mẹ Việt Nam!
Hoan hô báo Thanh Niên!!!
Hoan hô nhà báo Đỗ Hùng
Chiêu Lê
Cần phải tri ân nhưng người đã ngã xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ, biên cương, biển đảo của đất đất Mẹ Việt Nam từ trước đến nay. Cám ơn Thanh Niên đã đăng trận hải chiến khốc liệt để khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam.
Nguồn: báo Thanh Niên online 19.1.2013

EMAIL CỦA ANH NGUYỄN ĐỨC TOẠI

Hôm nay 19/1/2013 khi mở hộp thư điện tử (Email box) của mình để xem thư gửi đến, đã có một bất ngờ thú vị  là có thư của anh Nguyễn Đức Toại gửi về.

Cách đây độ một hai tuần, trong một lần gặp nhau, bạn Thưởng có hỏi là lâu nay có liên lạc với anh Toại không, tôi nói là trong dịp Noel vừa rồi có gửi Email chúc mừng, gửi ngày 22 tháng 12, nhưng đến nay vẫn chưa thấy ảnh hồi đáp, không biết lý do vì sao. Tôi dự đoán là ảnh thay đổi địa chỉ email nên không nhận được thư mình gửi chăng?

Thế rồi hôm nay xem hộp thư thì thấy có thư của anh Toại gửi đến ngày 17/1/2013 (vài ba ngày tôi mới xem hộp thư một lần chứ không thường xuyên.Vậy là ảnh vẫn dùng địa chỉ cũ, nhưng theo thư ảnh viết thì thấy địa chỉ lạ, không dám mở xem vì sợ máy tính bị nhiễm virus. Thật ra tôi và ảnh đã vài lần gửi email cho nhau, nhưng lâu nay không liên lạc với nhau, có lẽ ảnh quên điạ chỉ này, nên tưởng là mail lạ không dám mở xem... may mà ảnh không xóa thư này nên hôm nay đã nhận được thư hồi đáp.

Xin mời xem thư của anh Nguyễn Đức Toại trả lời email của tôi chúc mừng NOEL nư
năm 2012

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH - MERRY CHRISTMAS
Hộp thư đến
x

Ngo Tran
[image] NHÂN MÙA GIÁNG SINH 2012 XIN THAY MẶT CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN Ở ĐÀ NẴN...
22/12/2012
Kim Anh Le
17 / 1 (2 ngày trước)
tới tôi
Ngo thuong ,
Anh Toai rat' xuc' dong khi nhan dc email nay` cua em . Ngoai` loi` chuc' co' 1 dieu` dac biet vo cung`
Do' la` hinh` anh cua Anh Em chup chung voi' nhau. Nhin` nhung guong mat than thuong Anh vui lam' .
Anh em van khoe manh va` an binh` anh mung` . Cam' on em rat' nhieu` .
Lan` ve` VN qua lai anh bi dau cot song' 8 thang' ko di dung' dc . Anh tuong minh` tieu tung` roi` ! Bs
de` nghi giai phau .Anh va` gd ban` quyet' dinh ko mo ,so phai di xe lan .Cung may di Bs nan' xuong
va` cham cuu' tu` tu` bot' . Gio` ko lam` viec nang dc .Thoi ke phai chap' nhan tuoi gia` la` nhu the' .
Co' hinh` anh gi` gui cho anh xem voi' . Anh ko may' ranh` computer nen doi khi so mail la bi virus .
Nay biet' la` cua em roi` anh se mo moi khi co' mail cua em .
Cho anh kinh' loi` tham hoi den' tat' ca anh em Chuc' Tat' ca Anh em va` gia dinh` moi su binh` an .
Than thuong , Toai .

*Do máy tính của anh Toại không cài đặt phần mềm tiếng Việt nên thư không có dấu, tôi mạn phép được thêm dấu vào thư này để các bạn đọc rõ ràng hơn như sau:

" Ngộ thương, 
Anh Toại rất xúc động khi nhận được email này của em. Ngoài lời chúc có 1 điều đặc biệt vô cùng
Đó là hình ảnh của Anh Em chụp chung với nhau. Nhìn những gương mặt thân thương anh vui lắm.
Anh em vẫn khỏe mạnh và an bình anh mừng. Cám ơn em rất nhiều.
Lần về VN qua lại anh bị đau cột sống 8 tháng không đi đứng được. Anh tưởng mình tiêu tùng rồi ! Bác sĩ đề nghị giải phẩu. Anh và gia đình bàn quyết định không mỗ, sợ phải đi xe lăn. Cũng may đi bác sĩ nắn xương và châm cứu từ từ bớt. Giờ không làm việc nặng được. Thôi kệ phải chấp nhận tuổi già là như thế.
Có hình ảnh gì gửi cho anh xem với. Anh không mấy rành computer [máy tính] nên đôi khi sợ mail lạ bị virus.
Nay biết là của em rồi anh sẽ mở mỗi khi có mail của em.
Cho anh kính lời thăm hỏi đến tất cả anh em. Chúc tất cả Anh em và gia đình mọi sự bình an.
Thân thương, Toại "

Dưới đây là thư tôi gửi chúc Noel đến anh Toại hôm 22/12/2012.

From: Ngo Tran <tranngo67@gmail.com>
To: kimanhtoai@yahoo.com
Sent: Saturday, 22 December 2012 3:16 PM
Subject: CHÚC MỪNG GIÁNG SINH - MERRY CHRISTMAS





NHÂN MÙA GIÁNG SINH 2012

XIN THAY MẶT CÁC ANH CHỊ  VÀ CÁC BẠN Ở ĐÀ NẴNG
 KÍNH GỬI TỚI ANH VÀ GIA ĐÌNH
LỜI CHÚC 
BÌNH AN HẠNH PHÚC

VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM

*****************************************************
Gửi anh xem cho vui 
hình chụp họp mặt ngày 1 tháng 1 năm 2012 
tại nhà riêng của bạn Ngô Văn Thắng (Thắng bán Câu lạc bộ, chắc anh còn nhớ)

Hình ảnh nội tuyến 1

                                                                                                 TRẦN NGỘ - Đà Nẵng

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

GẶP NHAU KHÔNG ĐỊNH TRƯỚC

Chiều 15 tháng 1 - 2013 (nhằm mùng 4 tháng Chạp năm Nhâm Thìn), sau khi cùng dự đám cưới con trai của bạn NGUYỄN VĂN THÌN tại nhà hàng Hưng Gia Trần trên đường Nguyễn Tất Thành, bạn Thắng đề nghị các bạn nên gặp nhau ở đâu đó cho vui, vì trong đám cưới không nói chuyện với nhau được nhiều, rồi nói luôn là "tới nhà anh Ngộ vì thuận đường cho các bạn hơn". Tất nhiên là mình OK liền, vì đã khá lâu nhà mình ít có dịp tập trung đông anh em bạn hữu thân thương. Nói là đông nhưng thật ra có mấy người thôi hà...

 ...chỉ có bạn Thanh, bạn Thắng, Trinh và Hoa cùng với Thưởng và mình thôi. Dự đám cưới còn có bạn Phùng Trí nữa, nhưng anh này sau khi xong tiệc cưới nói phải về họp với Hợp Tác Xã Vận tải để bầu Ban Chủ nhiệm mới. 
Nhà mình có hướng Tây - Nam, mùa này mặt trời buổi chiều rọi xéo vào nhà khá chói, nên thường phải khép cửa

Nhớ lại lúc gia đình bạn Thìn nhờ bạn Thưởng chuyển giúp các thiệp mời dự đám cưới, vì gia đình không biết hết nhà các bạn, con trai Thìn có đến nhà bạn Hy nhờ chuyển nhưng Hy đã đi Huế có việc gia đình, Thìn thì mất đã lâu...

Còn nữa... Bận việc nên chưa viết tiếp được. Mời các bạn xem một vài hình ảnh của lần gặp không định trước này đã nhé




Bạn Hy đi Huế vừa vào tới Đà Nẵng đã đến ngay nhà mình, vì trước đó bạn Thưởng đã gọi điện thoại báo cho Hy là các bạn đang tập trung ở đây.

Hy đang gọi cho bạn Đỗ Ga ở Huế, nói là đã vô ĐN rồi

Bạn Thắng có vẻ như đang buồn ngũ, nhưng chỉ một lúc sau đã nói nhiều như thường lệ, với những câu hỏi lồng vào cái ý khôi hài khiến các bạn phải bật cười khi nghe giải đáp

                                   






Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

"MỘT TRÀ, MỘT RƯỢU, MỘT ĐÀN BÀ..."

Bài này của tác giả Quách Tố Vương, đăng trên trang mạng DaNangForum, thấy hay và vui nữa, xin đăng lại ở đây, mời các bạn xem.  TN.

Một trà, một rượu, một đàn bà - Ba cái lăng nhăng nó quấy ta... - Thơ TRẦN TÚ XƯƠNG

Mời các bạn nam nhân cùng đọc và suy ngẫm!


Trong đời sống con người, nhất là nam giới thường mắc phải vài thói hư tật xấu. Tứ đổ tường thường dính phải một, hai. Có nhiều người còn tự hào về những thói hư tật xấu của mình. Xin đọc câu chuyện vui sau đây:

“Một người đàn ông đi làm việc về thấy một gã lạ mặt, quần áo rách rưới đứng trước sân nhà, liền hỏi:

- Ông là ai mà đứng trước nhà tôi?

Gã lạ mặt trả lời:

- Thưa ông, tôi lỡ đường, lại đói quá, xin ông vui lòng giúp tôi ít tiền để tôi có được buổi ăn chiều.


Người đàn ông từ chối:

- Tôi có thể giúp anh nhưng tôi biết cho anh tiền anh sẽ đi uống rượu hoặc đánh bạc.

Gã lạ trả lời:

- Tôi thề với ông, đời tôi chẳng biết tứ đổ tường là gì, thì khi nào tôi lại đi uống rượu hay đánh bạc.

Mắt người đàn ông sáng lên, vui vẻ nói:

- Vậy thì mời anh vào nhà uống miếng nước rồi tôi giúp anh chút tiền ăn cơm chiều.

Gã lạ mặt ngạc nhiên:

- Sao lại phải vào nhà, áo quần tôi rách rưới, dơ bẩn thế này...

Người đàn ông nói:

- Tôi chỉ muốn vợ tôi nhìn thấy một người không có thói hư tật xấu nó như thế nào. Vậy thôi!

Như ông Tú Vị Xuyên: “Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ. Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh.” Thế mà ông Tú chẳng ngại miệng đời, ngông nghênh làm thơ nói ra cho thiên hạ biết. Ðời người có tứ khoái: Ăn, ngủ, ấy, ể. Những cái khoái của ông Tú là:
                                                 "Một trà, một rượu, một đàn bà
                                 Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
                                 Chừa được thứ nào hay thứ ấy
                                 Có chăng chừa rượu với chừa trà"
Vậy ta hãy tán gẫu về những thứ mà ông Tú là Vị Xuyên vướng phải cho vui:

I- MỘT TRÀ:

Trà là thức uống thanh nhã của người Á Ðông. Trà, tiếng miền Bắc gọi là chè. Có cặp vợ chồng, chồng Bắc, vợ Nam, cưới nhau chẳng được bao lâu. Một lần sau buổi cơm chiều, bà vợ đang rửa chén sau nhà thì nghe chồng gọi: “Bà nó ơi! Vào xơi chè với tôi.” Bà vợ ngạc nhiên la lên: “Mới ăn cơm xong no muốn chết, bụng dạ đâu ăn chè cho nổi.” Ba miền Bắc, Trung, Nam có nhiều tiếng khiến dân ba miền hiểu lầm nhau. Có lần người viết bài nầy đến thăm cô bạn gái người Huế, thuộc dòng hoàng tộc, cũng là người trong giới cầm bút. Vừa mở cổng, có hai con chó chạy ào ra sủa toáng lên làm tôi sợ hãi. Lúc đó, người bạn từ trong nhà chạy ra vừa xua đuổi hai con chó vừa trấn an tôi: “Không răng mô! Không răng mô!” Tôi vừa sợ vừa giận, nói lớn: “Chó nhà em răng chơm chởm thế kia, sao bảo không răng?”

Trở lại chuyện uống trà. Uống trà tinh thần sảng khoái, quên cả mệt nhọc.Trong trà có chất thebaine, giống như chất cafeine có tác dụng giúp cho tỉnh ngủ. Thuở xưa các dân du mục bên Tàu, mỗi lần đi săn hay chinh chiến về, thấy loài ngựa mệt nhọc, thường hay tìm một thứ lá cây để ăn. Ăn xong loài ngựa như khoẻ ra. Loài người thấy vậy bèn lấy lá nấu nước, uống thử, thấy nước có vị hơi đắng và chát nhưng hậu ngọt. Uống vào một lát sau thấy người khoẻ khoắn. Từ đó người ta tìm ra được một thức uống mới và mỗi ngày một cố gắng cải tiến để trà uống được ngon hơn.



Trà uống có nhiều cách. Có người tính tình giản dị, đun nước cho sôi, bỏ trà vào bình rồi châm nước vào. Ðợi một lúc cho ra trà, rót vào chén lớn uống ừng ực đến đã thì thôi. Uống như vậy gọi là “ngưu ẩm.”

Có nhiều người cách uống cầu kỳ. Họ không nấu trà bằng nước mưa mà bằng nước giếng khơi ở trên núi hoặc bằng nước suối. Các cụ bảo: “Tuyền dĩ trà vi hữu.” Suối là bạn của trà. Còn nước giếng thì phải trong, ngọt và không có phèn. Bậc vua chúa uống trà còn cầu kỳ hơn nữa. Mỗi sáng các cung phi ra vườn, hứng những giọt sương đêm đọng trên lá sen rồi đem đước đun sôi trên cái lò than nhỏ. Than phải đốt đến lúc đỏ rực để không còn khói mới bắc ấm nước lên. Nước sôi, châm nước vào cái bình bằng đất nung màu đồng vỏ cua để tráng ấm. Rồi mới châm nước vào trà. Nước đầu tiên cốt để rửa trà cho sạch, gọi là nước Khất Cái. Kế đó châm nước lần thứ hai, đậy nắp bình lại giữ nóng cho ra trà. Nước nầy gọi là nước Hoàng Ðế. Xong đổ ra chén tống rồi chuyên sang chén quân, mới uống. Loại bình trà tốt có màu như gan gà. Thứ nhứt Thế Ðức gan gà, thứ nhì Lưu Bội thứ ba Mạnh Thần. Uống trà phải uống thong thả để tận hưởng hương vị trà. Nhiều người chỉ uống một mình vào buổi sáng tinh mơ, vừa uống vừa suy nghĩ chuyện đời. Uống như vậy gọi là độc ẩm. Nếu có thêm một tri kỷ ngồi uống với mình gọi là đối ẩm.

Trà có nhiều loại không sao biết hết. Loại trà Bạch Mao Hầu, trà Thiết Quan Âm, trà Trảm Mã thường thấy ở Việt Nam. Vùng Thái Hồ, huyện Bích La bên Tàu có trà Bích La Xuân nước trà màu xanh biếc, rất thơm có vị đắng nhưng hậu ngọt. Vùng Vân Nam có thứ sơn trà danh tiếng được mệnh danh là Ðiền Trà, màu vàng sậm. Ðắc tiền nhất là trà Mạn Ðà. Trà nầy chỉ có bậc vua chúa hoặc rất giàu có mới dùng nổi. Ngoài ra còn trà Mãn Nguyệt, trà Hồng Trang Tố Lý, trà Thập Bát Học Sĩ có mười tám bông màu sắc đều khác nhau. Trà Phong Trấn Tam Hiệp có ba bông. Trà Nhị Kiều có hai bông và còn nhiều nữa.

Người Tàu và người Việt Nam, không ai không biết uống trà. Chén trà đậm đà câu chuyện. Có lẽ vì vậy, mỗi lần khách đến, chủ nhà vội vàng nấu nước pha trà ngay. Có một ông khách đến thăm ngay lúc nhà bà bạn đang sửa ống nước. Ống nước chính dẫn vào nhà bị khoá. Trong nhà không còn nước để nấu trà. Bà chủ hoảng quá, chạy vội vào phòng tắm vét hết số nước còn lại trong một cái xô” đem nấu trà đãi khách. Khi khách uống, bỗng thấy ở cổ vương vướng một vật gì, cố gắng khạc ra thì là một sợi lông. Ông khách là người thiếu tế nhị, đưa sợi lông ra hỏi: “Sao trong trà lại có lông?” Bà chủ nhà đỏ mặt, ấp úng đáp: “Thưa, đó là trà Ô Lông.” Ông khách thầm nghĩ Ô Long là con rồng đen đâu phải sợi lông đen nhưng ông im lặng. Lúc ra về ông ghé qua khắp các tiệm trà trong phố, hỏi xem thì không có loại trà nào là Ô Lông cả...

II- MỘT RƯỢU:

Rượu chữ nho gọi là tửu. “Nam vô tửu như kỳ vô phong.” Cờ không gặp gió, lá cờ rũ xuống, xem chẳng oai hùng chút nào. Ðàn ông thiếu rượu, giống như lá cờ rũ, kim đồng hồ thường chỉ sáu giờ, trông phát nản. Rượu cất bằng gạo nếp, nấu xong, dùng men ủ, vài ngày sau mới đem ra cất. Rượu ngon hay dở còn tuỳ vào bí quyết và kinh nghiệm nấu. Rượu là lộc Trời cho. Bậc vua chúa ngày xưa, đã biết dùng rượu để di dưỡng thiên hạ, dùng vào việc tế Trời, lễ Ðất, cầu phúc, cầu lợi. Vô tửu bất thành lễ.

Các bậc thánh nhân ngày xưa không ai không uống rượu. Lưu Bang Hán Cao Tổ nhân lúc rượu say, cầm gươm chém rắn bạch, khởi nghĩa, lập nên cơ đồ nhà Hán. Phàn Khoái dự tiệc Hồng Môn Phàn, lấy cao cắt thịt, uống rượu, thi đua múa gươm, mưu đồ đại sự. Khổng Tử lúc hứng uống cả ngàn chung. Tử Lộ uống như hũ chìm. Lý Bạch càng uống, làm thơ càng hay. Nhiều người không quen mùi rượu, đọc xong thơ của Lý Bạch cũng lăn quay ra say khước. Một lần Kinh Kha rượu đã ngà ngà, uống thêm một chén rượu tiễn đưa, rút gươm chỉ xuống dòng sông Dịch chửi thề:

- Mẹ kiếp! Chuyến nầy không thành công thì ông đíu thèm qua sông nầy nữa.

Và lần đó Kinh Kha đã hát bài nhạc Pháp “Aller Sans Retour,” mua tấm vé tàu suốt rong chơi miền tiên cảnh.

Người tài hoa phải biết đủ cầm, kỳ thi, hoạ, nhưng chưa sành sõi về rượu thì chưa trọn vẹn. Người sành rượu không phải chỉ biết vị, biết hương của rượu mà còn phải nhập vào linh hồn của rượu nữa. Rượu giúp con người thêm can đảm. Nếu không say rượu thì có cho kẹo, Lưu Bang cũng không khi nào dám chơi dại cầm gươm chém rắn. Chỉ nhờ lúc có rượu làm liều mà dựng nên sự nghiệp. Rượu gây thêm hào hứng cho kẻ anh hùng. Ðàn ông có rượu vào, khí thế oai mãnh, thái độ hùng dũng như cờ gặp gió, như lân gặp pháo.

Dân nhậu có tính thảo ăn. Có thức ăn ngon thì nghĩ ngay đến bạn hiền. Nếu trong lòng tâm sự đa mang, có được người bạn hiền để chén chú, chén anh, nỉ non tâm sự thì còn gì bằng:
                               
                                 Một ly nhâm nhi tình bạn
                                 Hai ly uống cạn lòng sầu
                                 Ba ly mũi chảy tới râu
                                 Bốn ly ngồi đâu gục đó
                                 Năm ly cho chó ăn chè
                                 Sáu ly vợ đè cạo gió.

Giai thoại về rượu rất nhiều, không sao kể xiết. Mỗi quốc gia có vài thứ rượu đặc biệt. Rượu Pháp nổi tiếng nhất thế giới như rượu vang Champagne. Ai cũng biết Champange là loại rượu sủi bọt (Sparkling wine) thường dùng trong các cuộc vui như đám cưới, sinh nhật v...v... Napoléon, Hoàng đế nước Pháp đã nói một câu để đời về rượu Champange: - Khi thắng trận ta uống Champange để mừng chiến thắng. Khi bại trận ta càng cần phải uống Champange để giải sầu. Nho để làm rượu Champange phải là loại Chardonnay (chát trắng) và loại Pinot noir (chát đỏ) của vùng Bourgonge mới số dzách. Mở Champagne cũng là một nghệ thuật. Mở thế nào cho rượu nổ một tiếng pop khá lớn mà rượu không vọt ra ngoài do áp suất của khí carbonique trong chai. Lan man về Champange đã hơi nhiều, người viết xin nói tiếp về rượu Pháp. 

Ngoài Champange còn rượu khai vị như Cointreau, Grand Marnier, rượu mạnh có Martell, Hennessy, Courvoisier, Remy Martin, thứ nào cũng hết xảy nhưng phải loại XO mới tuyệt cú mèo. Ðó là rượu Tây.

Người Tàu coi trọng vấn đề ăn uống. Gặp nhau câu hỏi đầu tiên là: - Lứ chía pừng bòi? hay Nị xực phàl mì? hoặc Nị sứ phál mĩ dầu? có nghĩa là Anh ăn cơm chưa? Vì quý trọng miếng ăn nên người Tàu chủ trương miếng ăn, thức uống phải ngon và bổ nên người Tàu nghĩ ra rượu thuốc như: Nhứt dạ lục giao sinh ngũ quỷ. Một đêm lâm trận với sáu bà sinh ra năm thằng quỷ sống, hoặc nhứt long quần ngũ hổ, một con rồng quần với năm chị cọp cái. Ngoài ra còn Mai Quế Lộ, Ngũ Gia Bì. Thứ nào cũng cường dương, cũng số dzách.

Nhật bản có Sa-kê, Nga có Vodka, Việt Nam có Whiskyson. Nói lái hai âm ky-song công xi. Rượu công xi Bạc Liêu thì hết xảy. Rượu đế Phước Long rất nổi tiếng, chất rượu trong như nước mưa, rót ra, bọt nổi vòng quanh miệng ly, uống vào nóng muốn cháy cổ, thở ra nếu ngồi gần vách lá có thể làm cháy nhà như chơi.

Tôi có một người bạn là Công tử Bạc Liêu, tự pha chế một loại rượu thuốc và đặt tên là Phu ẩm phụ hoà hài tửu. Nghĩa là rượu chồng uống vợ khen. Có văn thi hữu nào viếng nhà Công tử Bạc-liêu, nếm thử vài chung xem đức phu nhân có khen không cho biết. Rượu ngon, thức nhấm ngon, chỗ ngồi nhậu thoải mái, lại có thêm bạn hiền thì uống ngàn chung cũng còn quá ít.


                              “Rượu ngon không có bạn hiền,
                               Không mua bởi tại không tiền không mua.”

III- MỘT ÐÀN BÀ:

Như trên đã nói, thời tiết có bốn mùa, con người có tứ khoái. Người ta thắc mắc không hiểu tại sao cái khoái thứ ba thường làm người ta điên đảo thần hồn, khốn khổ đến chết lên chết xuống mà vẫn muốn tìm hưởng cho bằng được lại bị xếp vào hàng thứ ba, sau ăn và ngủ? Thật ra cũng chẳng khó khăn gì để thắt mắc. Ca dao có câu:

                                   Còn ăn, còn ngủ, còn gân, 
                             Hết ăn, hết ngủ, có mần được chi?

Ăn không được, ngủ không được làm gì có xí quách mà hưởng cái khoái thứ ba. Ăn không được thì thác, ngủ không được cũng đi đong. Không hưởng được cái khoái thứ ba tuy có buồn nhưng vẫn sống phây phây, lại không bị đau lưng nhức mỏi. 

Con người vốn yếu đuối, thường làm nô lệ cho thói quen. Nghiện rượu, nghiện trà muốn bỏ không phải chuyện dễ nhưng theo cụ Tú Xương nghiện rượu, trà gì cũng có thể bỏ được, còn món đàn bà thì vô phương: Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà. Thế mới biết món đàn bà khó mà thiếu được.

Trà, rượu là sản phẩm của con người. Ðàn bà là tác phẩm của Thượng Ðế: Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời làm cho Adam ngủ mê, lấy xương sườn rồi lắp thịt thế vào. Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Adam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Adam. (Sáng Thế Ký 2: 21, 22.)

Nhìn lại đời xưa, nụ cười của Ðắc Kỷ làm sụp đổ nhà Thương, Bao Tự làm tiêu tan nhà Chu, Dương Quý Phi chỉ mỉm cười cũng đủ làm Ðường Huyền Tôn són đái. Ðó là chuyện xưa.

Còn ngày nay, sếp Edward Kennedy cũng vì nàng Mary Jo mà thân bại danh liệt. Chú nhỏ Gary Hart cũng vì cái “lima” của chị Donna Rice mà tiêu tùng sự nghiệp. Cả đến các bậc tu hành Jim Baker, Oral Robert, Marvin Gorman và Jimmy Swaggart cũng vì “cái sự đời” mà sự nghiệp tiêu ma. Thế mới biết, cổ nhân ngày xưa đã nói: Sắc bất ba đào dị nịch nhân. Nhan sắc đàn bà không có sóng mà đánh chìm được con người.

Nhưng cứ đem đàn bà ra tố khổ là điều bất công. Ðàn bà cũng trăm thứ đàn bà. Ðàn bà của cụ Tú Xương thuộc loại: “Ðàn bà lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non” nên Tú Xương không bỏ được, lại còn được sống trong chế độ ba nuôi: Nhỏ cha mẹ nuôi, lớn vợ nuôi, già con nuôi.

“Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha,
Lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.”
Ðàn bà như vậy ngu sao mà bỏ. Cái đau là gặp phải loại đàn bà cột tìm trâu, tối ngày mò tới đàn ông, chằn ăn, trăn quấn:
                     
                                                  Chữ trinh đáng giá ngàn vàng
                                   Từ anh chồng cũ đến chàng là năm
                                   Còn như yêu vụng nhớ thầm
                                   Họp chợ trên bụng có trăm con người

Gặp loại đàn bà như vậy mà vẫn không sao bỏ được mới là tai hoạ. 
Chúng ta bắt chước cụ Tú Xương mà ngâm nga:  chăng chừa rượu với chừa trà.

QUÁCH TỐ VƯƠNG