Mời xem một video rất thú vị về một chú cún rất thông minh, nhanh nhẹn và thích làm việc nhà từ sáng sớm đến tối.
* Say rượu say bia - say rồi tỉnh / Say tình say nghĩa - tỉnh rồi say ...
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
DỰ ĐÁM GIỖ ANH TRẦN HỮU MỄ
Trưa
ngày 20.2.2014 nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Giáp Ngọ, chúng tôi gồm anh
Đinh Ngọc Hữu, anh Mai Rạng và tôi Trần Ngộ đã đến dự đám giỗ của anh
Trần Hữu Mễ, một đồng nghiệp cũ. Được biết, anh Hữu trong một lần được
mời dự họp mặt của những người bạn học trường Kỹ Thuật Huế hồi đầu những
năm 1960, đang sống tại Đà Nẵng, đã gặp chị Mai Thị Cúc, là vợ của anh
Mễ đi họp bạn thay cho chồng, được chị Cúc mời dự dám giỗ anh Mễ. Tuy có
thông báo cho các bạn những cuối cùng chỉ 3 người đi được. Anh Mễ học
Kỹ Thuật Huế nhưng không vào ĐN học tiếp đệ nhị cấp như anh Hữu, về sau
thì làm việc chung một đơn vị.
Đây là lần giỗ thứ 8 của anh Mễ nhưng là lần đầu tiên những đồng nghiệp cũ tham dự. Anh Trần Hữu Mễ bị tai biến cách đây 10 năm, phải ngồi xe lăn. Cách đây 8 năm anh ra Huế thăm nhà (anh là người gốc Huế, quê ở Kim Long) thì đột ngột bị ngất, đưa vào BV trung ương Huế một thời gian ngắn thì anh mất. Do mất tại Huế và lễ tang tổ chức ở quê nhà nên anh em bạn hữu ở Đà Nẵng không ai biết để đi viếng anh... Mãi sau này mới nghe nói, nhưng cũng không có dịp đến nhà anh ở Bắc Mỹ An để thắp hương...
Dưới đây là một vài hình ảnh về đám giỗ anh Mễ
Từ trái qua: Chị Cúc vợ anh Mễ, vợ chồng anh An là bạn học Kỹ Thuật Huế với anh Mễ, anh Hữu, anh Rạng và Ngộ.
Anh An là bạn học hồi trung học với anh Mễ, nhà ở kiệt 66 đường Lê Hữu Trác, gần nhà bạn Phùng Trí. Anh An, theo lời chị Cúc, là người đã đưa anh Mễ vào BV, giúp đỡ tận tình mọi chi phí cho anh ngay khi anh bị tai biến.
Anh Hữu đang trao đổi số điện thoại với cháu Đức, con trai đầu của anh Mễ. Vợ chồng anh Mễ có 2 con trai, 2 con gái, đã lập gia đình hết, và có 7 cháu nội ngoại. Cháu Đức dang ở với mẹ tại chung cư này.
Mỗi tầng chung cư này đều bố trí một khu sinh hoạt chung, ngay chổ cầu thang bộ và 2 thang máy lên xuống, ở giữa tầng. Mỗi hộ phải đóng khoảng 200 ngàn tiền thang máy một tháng.
Đây là lần giỗ thứ 8 của anh Mễ nhưng là lần đầu tiên những đồng nghiệp cũ tham dự. Anh Trần Hữu Mễ bị tai biến cách đây 10 năm, phải ngồi xe lăn. Cách đây 8 năm anh ra Huế thăm nhà (anh là người gốc Huế, quê ở Kim Long) thì đột ngột bị ngất, đưa vào BV trung ương Huế một thời gian ngắn thì anh mất. Do mất tại Huế và lễ tang tổ chức ở quê nhà nên anh em bạn hữu ở Đà Nẵng không ai biết để đi viếng anh... Mãi sau này mới nghe nói, nhưng cũng không có dịp đến nhà anh ở Bắc Mỹ An để thắp hương...
Dưới đây là một vài hình ảnh về đám giỗ anh Mễ
Bàn thờ anh Trần Hữu Mễ
Ảnh này có lẽ chụp sau khi anh bị tai biến
Anh An là bạn học hồi trung học với anh Mễ, nhà ở kiệt 66 đường Lê Hữu Trác, gần nhà bạn Phùng Trí. Anh An, theo lời chị Cúc, là người đã đưa anh Mễ vào BV, giúp đỡ tận tình mọi chi phí cho anh ngay khi anh bị tai biến.
Anh Hữu hỏi thăm đời sống gia đình vợ con anh Mễ hiện nay. Căn hộ này khoảng 70 mét vuông, có Một phòng khách, hai phòng ngủ, một bếp và một toilette riêng.
Phòng khách rộng khoảng 12 mét vuông, là nơi đặt bàn thờ anh Mễ. Phía sau bức vách bàn thờ là gian bếp, khoảng 6 mét vuông.
Chị Cúc cám ơn các khách mời đã đến dự đám giỗ anh Mễ thay lời "khai tiệc".
Mỗi tầng chung cư này đều bố trí một khu sinh hoạt chung, ngay chổ cầu thang bộ và 2 thang máy lên xuống, ở giữa tầng. Mỗi hộ phải đóng khoảng 200 ngàn tiền thang máy một tháng.
Hiện nay vợ và con trai đầu của anh Mễ ở tại căn hộ số 713, tầng 7 nhà D khu C2 của cụm Chung cư Vũng Thùng, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà. Sau gần 10 năm (kể từ khi anh Mễ bị tai biến) gia đình mới được xét đồng ý cho thuê căn hộ chung cư này.
_______________________________________
Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
MỘT BÀI ĐỌC ĐƯỢC TRÊN MẠNG
TuanVietNam - Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi
tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó thế!" Chúng ta nói, và khoanh tay chờ
đợi.
Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.
Đ.H.G
(Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
Những người
cuối đường đua
Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi
thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục
này nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng
vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời TV, rồi
đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số
cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ.
Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích
thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích
để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết rồi. Bám sát gót
những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường.
Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân
chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm.
Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò
gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quanh cho ai, mà thất bại
của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp
không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc
gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh
và có thể là hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của
họ.
Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình
thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện
mà tôi mới được biết về em bé 6 tuổi da đen Ruby Bridges - cũng là một cuộc
chạy marathon, nhưng ở dạng khác.
Kẻ bướng
bỉnh cô đơn
Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xoá bỏ sự phân biệt mầu
da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường
học thì vẫn không. Năm 1960, một toà án liên bang ra quyết định bắt chính quyền
bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng.
Ruby đăng ký học lớp Một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu
tiên và duy nhất của trường vào năm đó.
Ngày nhập trường, bốn cảnh sát toà án liên bang hộ
tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng
trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa.
Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ,
họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thoá mạ. Một người
đàn bà da trắng gào lên "Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách."
Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về
Ruby: "Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ xốc bước đi cùng, như một
người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em."
Cả ngày hôm đó, hai mẹ con không dám bước chân ra khỏi
phòng hiệu trưởng. Qua vách kính, họ chứng kiến cảnh các phụ huynh da trắng
xông vào trường và giận dữ kéo con mình ra ngoài.
Ngày hôm sau, cảnh sát lại hộ tống Ruby, đám đông da
trắng lại gào thét ở cổng trường. Ám ảnh nhất với Ruby là hình ảnh một chiếc
quan tài với một búp bê da đen nằm bên trong. Bên trong trường vắng tanh, không
có một học sinh nào khác ngoài em. Toàn bộ các giáo viên cũng từ chối đứng lớp.
Toàn bộ, trừ một cô giáo trẻ tên là Barbara Henry. Hôm đó, cô bắt đầu dạy bảng
chữ cái, như trước một lớp học bình thường. Và trong một năm học đó, ngày này
qua ngày khác, lớp chỉ có một thầy một trò.
Em Ruby Bridges, 6 tuổi, vào học lớp Một
năm 1960
dưới sự bảo vệ của cảnh sát liên bang Mỹ (Ảnh: Internet)
|
Đọc những dòng trên thật là dễ dàng, chỉ vài giây là
xong. Nhưng chúng ta hãy dừng lại một chút để hình dung ra những gì mà Ruby và
gia đình em đã trải qua. Một năm trời lủi thủi một mình, không có bạn chơi, một
năm trời một đứa bé lớp một hứng chịu sự căm thù của người lớn.
Cái giá phải trả không phải chỉ là sự cô đơn và khủng
bố tinh thần mà Ruby 6 tuổi phải trải qua hàng ngày. Bố Ruby bị đuổi việc vì sự
cả gan của mình. Cửa hàng thực phẩm quen từ chối bán hàng cho mẹ em. Ngay cả
ông bà của Ruby ở Mississipi cũng bị đuổi khỏi mảnh đất mà họ đã thuê để trồng
trọt trong 25 năm qua, khi câu chuyện lan tới bang này.
Trong năm đó, mỗi ngày là một cơ hội để Ruby chuyển
sang trường tiểu học khác, nơi các bạn da đen của em đang học với nhau, và cuộc
sống sẽ trở lại bình thường, sẽ như cũ. Bố mẹ của Ruby không phải những người
hoạt động xã hội hay tham gia chính trị gì. Với một đứa bé 6 tuổi, với một gia
đình lao động nghèo và ít học, sự cám dỗ
để bỏ cuộc lớn tới mức nào. Thật khó mà lý giải được sự bướng bỉnh và điên rồ
của họ. Họ vẫn tiếp tục vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Vì
"như cũ" không phải là điều họ muốn.
Chúng ta hay có xu hướng bám lấy những người siêu
phàm, những người được cho rằng một tay thay đổi thế giới, mà bỏ qua câu chuyện
của những kẻ người trần mắt thịt như chính bản thân chúng ta, những người lê
lết đau đớn ở cuối đoàn marathon, những người như em Ruby.
Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi
tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó
thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu
mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để
lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình
đẳng được lan truyền trong xã hội.
Dạng tâm lý này không chỉ đặc trưng cho những việc ngoài xã hội. Với cuộc sống riêng của chúng ta, ta cũng xử sự như vậy.
Dạng tâm lý này không chỉ đặc trưng cho những việc ngoài xã hội. Với cuộc sống riêng của chúng ta, ta cũng xử sự như vậy.
Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang
hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại
tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác nữa.
Điểm chung
của cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng
họ cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông
chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự
kiên cường của họ đến từ điểm này.
Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may
mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí
của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới.
Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay đổi trong xã hội.
Đ.H.G
(Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014
LOẠI KÍNH KỲ DIỆU GIÚP NHÌN ĐƯỢC KHỐI U
|
|
(Khoahoc.com.vn)
- Các cặp kính công nghệ cao giúp các bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy các
tế bào ung thư, các tế bào này phát sáng màu xanh khi được nhìn thông
qua kính đeo mắt đặc biệt.
Loại kính đặc biệt này chưa được đặt
tên, nhưng đã được sử dụng trong một cuộc phẫu thuật diễn ra lần đầu
tiên hôm 10/2/2014 tại Trung tâm Ung thư Alvin J. Siteman tại bệnh viện
Barnes – Jewish và Trường Y Đại học Washington, Mỹ.
Các tế bào ung thư rõ ràng là rất khó có thể nhìn thấy được, ngay cả dưới sự khuếch đại năng lượng cao. Các kính công nghệ cao
này được thiết kế để giúp các bác sĩ phẫu thuật, phân biệt các tế bào
ung thư với các tế bào khỏe mạnh, giúp chắc chắn rằng không có các tế
bào khối u nằm rải rác bị bỏ sót sau cuộc phẫu thuật.
“Chúng ta mới đang ở những giai đoạn
đầu của kỹ thuật này, và những phát triển cũng như kiểm nghiệm sẽ được
thực hiện nhiều hơn nữa, nhưng chúng ta chắc chắn đã được khuyến khích
nhờ những lợi ích tiềm năng của kỹ thuật này đối với các bệnh nhân”,
bác sĩ phẫu thuật ngực Julie Margenthaler, MD và phó giáo sư phẫu thuật
tại trường Đại học Washington, người đã thực hiện cuộc phẫu thuật hôm
10/2 cho biết. “Hãy tượng tưởng những gì mà các kính công nghệ cao
này có thể làm được, đó là loại bỏ sự cần thiết của các cuộc phẫu thuật
theo dõi và những đau đớn liên quan, những bất tiện và tâm lý lo lắng”.
Tiêu chuẩn hiện nay đòi hỏi, các bác sĩ
phẫu thuật loại bỏ khối u và một số mô xung quanh có thể hoặc không chứa
các tế bào ung thư. Các mẫu được gửi tới một phòng thí nghiệm bệnh lý
học và được quan sát dưới kính hiển vi. Nếu các tế bào ung thư được phát
hiện thấy trong các mô xung quanh, một cuộc phẫu thuật thứ hai thường
được đề xuất để loại bỏ thêm các mô mà cũng đã được kiểm tra sự hiện
diện của bệnh ung thư.
Các kính công nghệ cao này có thể làm
giảm sự cần thiết phải thực hiện các phẫu thuật bổ sung và những áp lực
tiếp theo gây ra cho bệnh nhân, cũng như thời gian và chi phí.
Margenthaler cho biết, khoảng 20 đến 25%
bệnh nhân ung thư vú đã cắt bỏ khối u vẫn cần được thực hiện cuộc phẫu
thuật thứ hai bởi vì, những công nghệ hiện nay chưa hiển thị đầy đủ mức
độ của bệnh ung thư trong cuộc phẫu thuật đầu tiên.
"Chúng tôi hy vọng rằng, công nghệ
mới này sẽ làm giảm hoặc tuyệt vời hơn đó là loại bỏ hẳn sự cần thiết
của cuộc phẫu thuật thứ hai", bà nói.
Công nghệ này được phát triển bởi một
nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sĩ Samuel Achilefu, một giáo sư về
X-quang và kỹ thuật y sinh học tại Đại học Washington, kết hợp với công
nghệ video tùy chỉnh, một màn hình hiển thị gắn trên đầu và một tác nhân
phân tử mục tiêu gắn vào các tế bào ung thư, làm các tế bào này phát
sáng khi được quan sát qua kính này.
Trong một nghiên cứu được công bố trên
tạp chí Journal of Biomedical Optics, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, các
khối u nhỏ có kích thước chỉ khoảng 1mm (bằng độ dày của khoảng 10 tờ
giấy) có thể được phát hiện thấy nhờ loại kính này.
Ryan Fields, MD, một trợ lý giáo sư về
phẫu thuật tại Đại học Washington và phòng phẫu thuật Siteman, dự định
sẽ dùng loại kính này trong một cuộc phẫu thuật dự kiến được thực hiện
vào cuối tháng này để loại bỏ khối u ác tính khỏi một bệnh nhân. Ông cho
biết ông hoan nghênh kỹ thuật mới này, một kỹ thuật về mặt lý thuyết có
thể được sử dụng để quan sát bất kỳ loại ung thư nào.
“Một trong những hạn chế của phẫu
thuật, đó là không phải lúc nào cũng có thể phân biệt bằng mắt thường
giữa các mô lành và các tế bào ung thư”, Fields nói. “Với những
chiếc kính công nghệ cao được phát triển bởi tiến sĩ Achilefu, chúng
tôi có thể xác định các mô bệnh cần loại bỏ một cách tốt hơn”.
Trong nghiên cứu thử nghiệm tiến hành
trên chuột trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng màu xanh
lá cây indocyanine, một chất tương phản thường được sử dụng và được Cục
Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration – FDA) cho
phép. Khi tác nhân này được tiêm vào khối u, các tế bào ung thư phát
sáng khi xem bằng kính và một ánh sáng đặc biệt.
Achilefu, cũng là đồng tác giả của
chương trình hình ảnh Oncologic tại Trung tâm Ung thư Siteman và giáo sư
hóa sinh và lý sinh học phân tử, đang kêu gọi FDA hỗ trợ cho một tác
nhân phân tử khác để phát triển sử dụng với loại kính này. Tác nhân này
nhắm mục tiêu một cách đặc biệt và lưu lại lâu hơn trong các tế bào ung
thư.
"Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng rất lớn đối với các bệnh nhân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe", Achilefu nói. "Mục tiêu của chúng tôi là nhằm đảm bảo không có các tế bào ung thư nào bị bỏ sót lại trong cơ thể bệnh nhân".
Tiến sĩ Achilefu đã làm việc với Văn phòng Quản lý Công nghệ của Đại học Washington và được cấp bằng sáng chế cho kỹ thuật này.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Ung thư Quốc gia ( R01CA171651 ) tại Viện Y tế Quốc gia (NIH).
|
NHỮNG HIỆN TƯỢNG KỲ LẠ TRÊN ĐẠI DƯƠNG
Tùy vào từng đại dương và khu vực của khối băng trôi mà nhiệt độ và đặc
tính của chúng thường khác nhau. Hiện tượng thú vị này xuất hiện ở các
vùng nước lạnh và đóng băng gần Nam Cực. Những tảng băng sọc được hình
thành do những núi băng xanh và trắng va chạm, một phần của núi băng vỡ
ra và tan chảy vào nhau, sau đó đóng băng một lần nữa tạo thành khối
băng trôi. Trong quá trình đóng băng, các tạp chất và hạt chất lỏng lẫn
vào khiến những khối băng có những lớp màu khác nhau.
Xoáy nước
Xoáy nước là một hiện tượng nguy hiểm trên đại dương. Đây thực chất là
một xoáy nước rộng có sức hủy diệt lớn, nhanh chóng hút bất cứ thứ gì
xuất hiện trong vùng lân cận. Thời tiết là một nhân tố quyết định lực và
tốc độ của xoáy nước. Có nhiều truyền thuyết cho rằng, các xoáy nước sẽ
ngay lập tức nhấn chìm mọi thứ xuống đáy đại dương, tuy nhiên các nhà
khoa học lại phủ định giả thiết này.
Thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ hình thành do sự phát triển mạnh mẽ của tảo độc. Tảo sẽ
sản sinh ra chất độc và các thành tố có hại cho động vật biển, cá, chim
và cả con người. Một trong những đợt thủy triều đỏ được biết đến nhiều
nhất thường xuất hiện vào mùa hè hàng năm dọc bờ biển vịnh Florida, Mỹ.
Xoáy nước băng
Xoáy nước băng hình thành khi nước giàu muối được tách ra khỏi các tảng
băng trên biển, sau đó lắng đọng lại và tạo ra một loại băng với hình
dáng độc đáo. Nhiệt độ cực thấp là điều kiện cần để tạo ra những xoáy
nước băng nên hiện tượng này chỉ xảy ra trong các vùng nước băng giá
xung quanh Bắc Cực và Nam Cực. Xoáy nước băng có sức tàn phá khủng khiếp
đối với các sinh vật biển ở nơi chúng xuất hiện. Sao biển, cá và cả tảo
biển đều chết hoặc đóng băng khi tiếp xúc với xoáy nước băng.
Hoa băng
Những bông hoa băng được hình thành trên biển băng trẻ ở các vùng biển
lạnh. Hoa băng chỉ hình thành trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm
băng có đường kính 4 cm và thường có hình dạng của một bông hoa. Vì được
hình thành từ nước biển, nên các bông hoa băng đều kết tinh hàm lượng
muối cao.
Con sóng dài nhất thế giới
Con sóng dài nhất hay còn gọi là Pororoca, xuất hiện ở sông Amazon thuộc
địa phận Brazil. Hiện tượng này chỉ xuất hiện 2 năm 1 lần, vào khoảng
giữa tháng hai và tháng ba. Thủy triều đi qua vùng nước nông ở cửa sông
sẽ tạo thành những con sóng cao đến 6m, kéo dài tới nửa giờ trước khi xô
bờ và quét sạch mọi thứ trên đường đi – từ nhà cửa, cây cối đến các
loài động vật.
Sóng tử thần
Sóng tử thần hay còn gọi là sóng độc. Những cơn sóng này thường xuất
hiện bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước. Sóng khổng lồ có thể đạt
chiều cao tới 40 m thường xuất hiện ở các vùng biển xa bờ. Sóng tử thần
là mối nguy hiểm không thể lường trước đối với các loại tàu thuyền đi
lại trên biển.
Nước biển hai màu
Khi hai dòng thủy triều gặp nhau ở một điểm là Skagen, Đan Mạch,nước
biển sẽ có hai màu sắc đậm nhạt khác nhau. Do có mật độ và tỷ trọng khác
nhau nên hai dòng thủy triều đối đầu nhau, nhưng không bao giờ hòa làm
một.
Phát quang sinh học
Phát quang sinh học xuất hiện khi ánh sáng phát ra từ một sinh vật sống
kết hợp với oxy trong không khí gây ra các phản ứng hóa học. Hiện tượng
này làm cho toàn bộ đại dương lung linh như được thắp sáng.
Milky Sea
Hiện tượng này diễn ra ở Ấn Độ Dương. Tương tự như phát quang sinh học,
đây là hiện tượng phát sáng trên đại dương nhưng với các ánh sáng có màu
sữa, tạo thành hình ảnh như dải ngân hà. Nguyên nhân của sự hiện tượng
này là do một loại vi khuẩn biến nước biển thành màu xanh, nhưng trong
mắt người thì chúng vẫn mang màu sắc lấp lánh của “dải ngân hà”
(Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/dai-duong-hoc/51829_nhung-hien-tuong-ky-la-tren-dai-duong.aspx)
__________________________________
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
DU XUÂN HUẾ - QUẢNG TRỊ
Mùng 5 tết Giáp Ngọ nhận được lời mời dự đám cưới con gái của bạn Nguyễn Thanh Cẩn (Quảng Trị) qua điện thoại... Khá là bất ngờ vì không nghĩ là có dịp ra lại Quảng Trị sớm vậy. Mùng 6 đi cùng bạn Ngô Văn Thắng lên nhà bạn Đặng Thưởng chơi vì mấy ngày Tết chưa đến nhà anh em nào cả; nhân dịp này gọi cho anh Mai Rạng đến chơi cho vui luôn. Tới nhà bạn Thưởng một lúc thì có bạn Lê Thanh Hy đến vì trước đó Thắng đã gọi. Gia chủ đã chuẩn bị sẳn một vài món nhắm, một thùng Larue xanh. Cả nhóm cùng ngồi lai rai... Trong buổi gặp đầu năm này, việc đi dự đám cưới con bạn Cẩn được các bạn cùng nhau trao đổi. Sau khi hỏi lại, chỉ có 4 người có thể đi được là anh Rạng, Ngộ, Hy và Thưởng; phương tiện đi là xe máy, do phải ra Quảng Trị sớm nên phải đi trước một buổi.
Nhà của ba mẹ bạn Lê Thanh Hy ở kiệt 65 Phan Bội Châu, Huế
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)